[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng phục hồi tự nhiên trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

[/kythuat]
[tomtat]
Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng phục hồi tự nhiên trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay việc bảo vệ môi trường nói chung và rừng nói riêng là vấn đề cấp bách của hành tinh chúng ta. Sự tồn tại và phát triển của loài người gắn với môi trường đã trải qua những biến đổi đang diễn ra gay gắt đe dọa sự tồn vọng của nhân loại. Những điều kiện cho sự sinh sống trên trái đất đang cạn kiệt dần. Tài nguyên bị tàn phá, đất bị xói mòn rửa trôi, nguồn nước bị ô nhiễm, tầng ozon của khí quyển của khí quyển bị suy giảm… dẫn đến nhiệt độ không khí tăng dần và thay đổi khí hậu của toàn cầu. Hậu quả đang đè nặng lên vai nhân loại. Đây cũng chính là những vấn đề cần phải nghiên cứu và có giải pháp hữu hiệu tại Việt Nam.
Vấn đề tái sinh phục hồi ở nước ta đã đặt ra từ rất sớm từ đầu những năm 50 đến 60 của thế kỷ 20 và được sử dụng với cụm từ "Khoanh núi nuôi rừng". Tuy nhiên trong một thời gian dài, ngành nông nghiệp phải tập trung khai thác rừng tự nhiên để phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển miền Bắc, đồng thời chi viện cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam.
Đầu năm 1980 "Khoanh núi nuôi rừng" mới được định hình và chuyển hướng thành thuật ngữ mới là: Phục hồi rừng bằng "Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh".
Với đòi hỏi ngày càng bức bách của thực tiễn sản xuất, các kết quả nghiên cứu khoa học không chỉ là tiền đề cho các hoạt động khoanh nuôi phục hồi rừng mà còn đặt nền móng cho sự đổi mới trong nhận thức về vấn đề tái sinh phục hồi rừng.
Sự chuyển hướng và đổi mới trong lĩnh vực phục hồi rừng đã được pháp lý hóa thông qua 3 tiêu chuẩn ngành được ban hành trong những năm 1990, bao gồm " Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre, nứa (QPN 14 - 92) Ban hành theo quyết định số 200/QĐ – KT ngày 31/03/1993 của Bộ lâm nghiệp.
Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung.
Theo quá trình diễn thế, sau khi phải chịu những tác động phi tự nhiên phá vỡ bằng sinh thái, với khả năng tự điều chỉnh tự nhiên và cơ chế nội cân bằng sinh thái thì nó có xu hướng vận động thiết lập một trạng thái cân bằng mới (gần giống trạng thái ban đầu) quá trình được gọi là diễn thế phục hồi. Nhưng với tác động quá mạnh vượt ra ngoài ngưỡng tự điều chỉnh của hệ sinh thái rừng thì quá trình phục hồi lại sẽ rất chậm hoặc thậm chí nó không xảy ra.
Trong bối cảnh đó, các vấn đề nghiên cứu được đặt ra như sau:
- Hoạt động phục hồi rừng là các hoạt động có ý thức của con người nhằm phục hồi lại các hệ sinh thái rừng đã bị con người tác động và khai hóa.
- Hiệu quả kinh tế của việc quản lý bảo vệ phục hồi rừng
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng phục hồi tự nhiên trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên"

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan