[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) ở Lục Ngạn - Bắc Giang làm cơ sở chuyển hoá rừng Thông thuần loài thành rừng hỗn loài bền vững

[/kythuat]
[tomtat]
Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) ở Lục Ngạn - Bắc Giang làm cơ sở chuyển hoá rừng Thông thuần loài thành rừng hỗn loài bền vững
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính đến 31/12/2009, tổng diện tích rừng nước ta đã tăng lên hơn 13 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm hơn 10,34 triệu ha và rừng trồng 2,92 triệu ha, độ che phủ của rừng tăng lên 39,1% [1]. Tuy diện tích cũng như độ che phủ của rừng tăng lên khá rõ nhưng chất lượng của rừng còn thấp, phần lớn rừng tự nhiên là rừng nghèo kiệt, trữ lượng thấp dưới 90m3/ha, những loài cây gỗ có giá trị kinh tế còn lại rất ít, khả năng tái sinh kém, tăng trưởng rất chậm, bình quân mỗi năm đạt 3 - 4m3/năm [17]. Rừng trồng hiện nay chủ yếu là rừng trồng thuần loài với các loài cây ưa sáng mọc nhanh như Thông, Keo, Bạch đàn..., do trồng thuần loài nên gần đây đã xuất hiện dịch sâu, bệnh hại hàng loạt như dịch sâu róm và bệnh tuyến trùng ở Thông, bệnh đốm và cháy lá ở Bạch đàn và bệnh phấn hồng ở Keo.... Đặc biệt, đối với loài Thông thì việc trồng rừng thuần loài đã chứng tỏ không bền vững, thường xuyên bị sâu bệnh hại mà điển hình là sâu róm Thông đã xảy ra ở nhiều nơi trong những năm vừa qua. Để phát triển rừng theo hướng bền vững, đa dạng hoá nguồn sản phẩm từ việc trồng nhiều cây gỗ có giá trị khác nhau, hạn chế được sự bùng phát dịch bệnh, cải thiện môi trường sinh thái, việc gây trồng một số loài cây bản địa dưới tán rừng Thông nhằm chuyển hoá rừng Thông thuần loài thành hỗn loài bền vững là cần thiết.
Dự án trồng rừng Việt - Đức đã được đầu tư ở nhiều nơi, trong đó có Lục Ngạn - Bắc Giang, đã trồng được là 3.313,48 ha [2] nhưng chủ yếu là trồng thuần loài Thông mã vĩ (Pinus massoniana) và trồng hỗn loài Thông mã vĩ (Pinus massoniana) với Keo lá tràm (A.auriculifomis), sau 5 - 7 năm chặt Keo lá tràm trở thành rừng Thông thuần loài.
Chính vì vậy, với mục tiêu xây dựng các mô hình rừng trồng hỗn loài giữa Thông mã vĩ với các loài cây lá rộng bản địa để phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái ở các địa phương thực hiện dự án là một chủ trương đúng đắn. Dự án đã tiến hành trồng một số loài cây bản địa như Lim xanh (Erythrophleum fordii), Trám trắng (Canarium album), Re gừng (Cinamomum ilcidioides), Sồi phảng (Lithocarpus fissus), Giẻ cau (Quecus platycalyx), Kh¸o vμng (Machilus bonii). Kết quả bước đầu cho thấy các loài cây này đã tỏ ra sinh trưởng khá tốt dưới tán rừng Thông mã vĩ. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đặt ra, việc “Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ ở Lục Ngạn - Bắc Giang làm cơ sở chuyển hoá rừng Thông thuần loài thành rừng hỗn loài bền vững” là cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa cả khoa học và thực tế sản xuất hiện nay.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan