Home
1-luan-an-thac-si
nong-lam-ngu
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hòa sinh trưởng đối với Hồng không hạt Bảo Lâm tại Lạng Sơn
[giaban]0.000 VNĐ[/giaban]
[kythuat]
[/kythuat]
[tomtat]
[tomtat]
Nghiên
cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hòa sinh trưởng đối
với Hồng không hạt Bảo Lâm tại Lạng Sơn
MỞ
ĐẦU
Cây hồng (Diospyros Kaki Lim) là một loại cây ăn quả lâu năm
có nguồn gốc á nhiệt đới đã được trồng lâu đời ở Việt Nam và nhiều nước trên
thế giới. Ở nước ta hồng được trồng nhiều ở phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra, ở phía
Nam hồng được trồng ở vùng Đà Lạt- Lâm Đồng nơi có độ cao từ 1000- 1500 m so
với mặt nước biển. Phạm Văn Côn [5]; Nguyễn Đức Lương, Trần Như Ý [19]; Mai
Xuân Lương [20]. Hiện nay ở nước ta có trồng rất nhiều giống hồng nổi tiếng như
hồng Nhân Hậu ( Hà Nam), hồng Hạc Trì ( Phú Thọ), hồng Thạch Thất ( Hà Tây),
hồng vuông Thạch Hà ( Hà Tĩnh)...Trong đó giống hồng không hạt Bảo Lâm được
trồng tại xã Bảo Lâm, tỉnh Lạng Sơn cũng là một giống hồng quý được coi là
giống cây ăn quả đặc sản của tỉnh Lạng Sơn. Sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn Lạng Sơn [25], UBND tỉnh Lạng Sơn [42].
Quả hồng có giá trị dinh dưỡng khá cao. Kết quả phân tích
hàm lượng các chất dinh dưỡng trong một quả hồng tươi ( nặng 168g) của các nhà
khoa học Mỹ như sau: nước 139,4g (82,98%); chất béo 0,3g (0,18%); chất đạm 1,0g
( 0,59%); bột đường 31,2g ( 18,57%); carories 118 mg; vitamin C 13 mg; vitamin
B12 0,03 mg; vitamin A 3640 IU; vitamin B1 0,5 mg; folate 13 mg; niacin 0,2 mg;
natri 3 mg; canxi 13 mg; magie 15 mg; kẽm 0,18 mg; mangan 0,596 mg; kali 270mg;
phospho 28 mg; sắt 0,26 mg; đồng 0,19 mg. Website [77].
Quả hồng khi chín có phẩm vị thơm ngon có thể sử dụng để ăn
tươi, sấy khô, làm mứt, làm bánh nướng.... hoặc sử dụng làm nguyên liệu cho
công nghiệp mỹ phẩm để sản xuất kem dưỡng da. Ngoài ra quả hồng và các bộ phận
khác của quả còn có rất nhiều giá trị dược lý khác như sử dụng ăn tươi có tác
dụng chữa bệnh táo bón, bệnh trĩ, giảm sốt, giảm căng thẳng, chữa say rượu,
phòng ngừa bệnh bướu cổ; quả hồng sấy khô được sử dụng để chữa bệnh viêm phế
quản, bệnh ho khan, trừ giun sán, cầm máu, chữa long đờm...; cuống và đài hoa
được sử dụng để chữa ho và nấc rất tốt; dịch quả xanh được sử dụng để chữa bệnh
cao huyết áp. Vũ Công Hậu [15]; Đỗ Tất Lợi [18]; Trần Thế Tục [38]; Đào Thanh
Vân, Ngô Xuân Bình [44]; Duke J.A và công sự [56]. Theo Kotami và cộng sự
(2000) [63]; Yamada M [73]; Yonemori và cộng sự [74], [75] chất tanin và các
hợp chất có trong quả hồng có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng và chữa bệnh
cao huyết áp rất tốt.
So với các cây ăn quả dài ngày khác cây hồng có rất nhiều ưu
điểm như: dễ trồng, chịu hạn tốt, chịu được đất xấu, ít sâu bệnh, sinh trưởng
khoẻ, lá to tán lá rộng tạo độ che phủ chống xói mòn tốt, năng suất cao và
tương đối ổn định. Vì vậy trồng hồng cho thu nhập cao hơn trồng các loại cây ăn
quả khác trên cùng địa bàn. Cây hồng Bảo Lâm ở độ tuổi 20-30 năm có diện tích
tán lá khoảng 15-20 m2. Chăm sóc tốt mỗi năm cho thu hoạch từ 70-80 kg quả
tương ứng giá trị 1- 1,2 triệu đồng. Vì vậy giống hồng Bảo Lâm đã được tỉnh
Lạng Sơn coi là một cây trồng quan trọng trong chương trình xoá đói giảm nghèo
và phủ xanh đất trống đồi trọc ở Bảo Lâm và các vùng lân cận với mục tiêu đưa
diện tích giống hồng này lên 1800 - 2500 ha năm 2015 [42] tạo vùng hồng hàng
hoá tập trung chất lượng cao. Nhưng việc mở rộng diện tích trồng hồng còn gặp
nhiều khó khăn trong nhân giống, phòng trừ sâu bệnh hại, kỹ thuật trồng và chăm
sóc, biện pháp chống rụng quả cũng như các chỉ dẫn địa lý cho vùng trồng giống
hồng Bảo Lâm....các vấn đề vừa nêu chưa được nghiên cứu xem xét một cách đầy đủ
vì vậy cho đến nay vẫn chưa xây dựng được các quy trình trồng và chăm sóc hồng
để hướng dẫn và khuyến cáo cho người làm vườn. Thực tế đó đã dẫn đến tình trạng
các diện tích hồng được trồng ở Bảo Lâm hiện nay có năng suất thấp, quả bé,
giống bị thoái hoá.... không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất trong nền kinh
tế thị trường.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên nhằm từng bước xác định
được các biện pháp canh tác phù hợp, góp phần hoàn thiện quy trình trồng và
chăm sóc đối với giống hồng không hạt Bảo Lâm tại Lạng Sơn chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc
điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng
không hạt Bảo Lâm - tại Lạng Sơn."
Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
Bài viết liên quan