[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Nghiên cứu điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu

[/kythuat]
[tomtat]
Nghiên cứu điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu
MỞ ĐẦU
Bộ điều khiển PID là một giải pháp hiệu quả cho hầu hết nhiều ứng dụng điều khiển công nghiệp và thường là lựa chọn đầu tiên cho việc thiết kế một bộ điều khiển mới. Bộ điều khiển PID kết hợp với mạch vòng phản hồi cơ bản được dùng để thay đổi tín hiệu điều khiển nhằm tác động đến đối tượng. Với những tác động tỷ lệ, tác động tích phân và tác động vi phân nhằm nâng cao chất lượng hệ thống điều khiển. Tuy nhiên, bộ điều khiển này còn tồn tại 2 vấn đề chính sau:
Vấn đề thứ nhất là bộ điều khiển này rất nhạy cảm với nhiễu đo lường. Vấn đề thứ hai là việc thiết lập các hệ số PID cố định chỉ đáp ứng với một hệ thống với tham số ít thay đổi. Vì vậy, với yêu cầu chất lượng đặt ra cao thì bộ điều khiển này nói chung chưa đáp ứng được.
Trong thực tế, các nhà điều khiển mong muốn thiết kế ra một bộ điều khiển mà nó ít nhạy cảm với nhiễu đo lường và những thay đổi tham số của đối tượng. Nhược điểm của bộ điều khiển PID truyền thống có thể được giải quyết bằng cách áp dụng bộ điều khiển thích nghi.
Hệ thống điều khiển thích nghi gồm 2 loại: bộ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu (MRAC) và bộ điều khiển tự chỉnh (STR).
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu trước đây hoặc là mới chỉ đưa ra được những phương pháp thiết kế cơ cấu điều khiển mà chưa đưa ra một công thức cụ thể hoặc có đưa ra cũng rất phức tạp, rất khó thực hiện trong thực tế. Vì vậy, việc tìm ra một công thức chính xác, dễ hiểu, dễ thực thi trong thực tế là một vấn đề nghiên cứu đang được nhiều người quan tâm. Căn cứ vào những nhận xét, đánh giá trên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu” để làm đề tài nghiên cứu.
Nội dung của luận văn được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về hệ điều khiển thích nghi
Chương 2: Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu cho lớp đối tượng có hàm truyền bậc hai.
Chương 3: Thiết kế bộ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu dựa trên lý thuyết ổn định của LIAPUNOV cho đối tượng có hàm truyền bậc hai.
Chương 4: Những vấn đề mắc phải khi thiết kế bộ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan