[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Nghiên cứu sản xuất Diesel sinh học từ vi tảo biển Chlorella vulgaris và Tetraselmis convolutae ở quy mô phòng thí nghiệm

[/kythuat]
[tomtat]
Nghiên cứu sản xuất Diesel sinh học từ vi tảo biển Chlorella vulgaris và Tetraselmis convolutae ở quy mô phòng thí nghiệm
MỞ ĐẦU
Ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt nguồn nhiên liệu truyền thống đang là vấn đề mang tính toàn cầu, thu hút sự quan tâm của mọi quốc gia trên thế giới. Nguồn nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt dần. Ngày nay, một số dạng năng lượng và nhiên liệu thay thế đã được sử dụng thực tế tại một số nước. Việc tìm kiếm các loại nhiên liệu, năng lượng sạch không những giải quyết được vần đề ô nhiễm không khí mà còn có thể chủ động được các nguồn nhiên liệu, hạn chế sự phụ thuộc vào các biến động trên thế giới. Chính vì vậy, việc sử dụng nhiên liệu sinh học để thay thế nhiên liệu dầu mỏ là một vấn đề cấp thiết cần tập trung nghiên cứu và giải quyết; góp phần đa dạng hóa và tạo ra nguồn năng lượng sạch trong tương lai.
Theo dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực xăng dầu thì trong 10 đến 20 năm nữa, có ít nhất khoảng 60 % xe hơi trên thế giới sẽ vận hành bằng nhiên liệu sinh học thay cho xăng, dầu là các nguồn nhiên liệu không thể tái tạo đang cạn kiệt. Biodiesel có thể tạo ra từ các nguồn nguyên liệu khác nhau bao gồm dầu thực vật, chất béo động vật và dầu mỡ thải bỏ từ nhà hàng.
Những năm gần đây, các loài tảo đã thu hút sự chú ý ngày càng cao của các nhà khoa học - công nghệ và thương mại do những ưu thế của chúng so với các cây có dầu như: sự phát triển đơn giản; vòng đời ngắn; năng suất cao; hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng cao; thành phần dầu dễ được điều khiển tùy theo điều kiện nuôi cấy và nhờ áp dụng các kỹ thuật di truyền; nuôi trồng đơn giản; thích hợp với quy mô sản xuất công nghiệp. Do đó, tiềm năng về việc sản xuất biodiesel từ nguồn nguyên liệu sinh khối tảo nhằm thay thế cho nhiên liệu truyền thống trong tương lai là rất lớn nhằm tạo ra nguồn năng lượng xanh, sạch đối với môi trường. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang nuôi trồng thử nghiệm các giống tảo dành riêng cho công nghệ này và đã được một số cho kết quả ban đầu như hàm lượng dầu tảo đã tăng từ 6 % lên 10 %;một số giống tảo có hàm lượng dầu cao đã được nghiên cứu và cải tạo cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, trong đó có tảo Chlorella và Tetraselmis đang được chú ý quan tâm đặc biệt do chúng có khả năng nuôi trồng trên quy mô lớn, thành phần axit béo rất phù hợp và dễ biến đổi dưới các điều kiện nuôi trồng khác nhau cũng như cho chuyển hóa biodiesel có hiệu xuất cao.
Theo các nhà chuyên môn, Việt Nam có thuận lợi về khí hậu và địa lý với nguồn tảo rất đa dạng với nhiều loài mang tính đặc hữu rất tiềm năng cho làm nguyên liệu để sản xuất biodiesel. Song trở ngại chính của việc sử dụng biodiesel rộng rãi chính là giá thành sản phẩm. Cần có những nghiên cứu nhằm tìm ra được các phương thức để nuôi trồng đủ được sinh khối tảo đã được lựa chọn làm nguyên liệu cho sản xuất biodiesel với hiệu xuất chuyển hóa biodiesel có hiệu quả cao.
Ở Việt Nam nguồn nguyên liệu tảo khá đa dạng và phong phú, chủ yếu được sử dụng làm thực phẩm chức năng cho người và động vật nuôi, làm thức ăn không thể thiếu cho một số đói tượng nuôi trồng thủy sản ở giai đạn ấu trùng…. Tuy nhiên, thông tin khoa học về sản xuất biodiesel từ tảo ở Việt Nam hiện chưa có nhiều. Do đó, chúng tôi mong muốn được tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất diesel sinh học từ vi tảo biển Chlorella vulgaris và Tetraselmis convolutae ở quy mô phòng thí nghiệm” với mục tiêu là có được quy trình chuyển hóa diesel sinh học chất lượng cao từ sinh khối các loài vi tảo này dưới điều kiện phòng thí nghiệm nhằm có được các cơ sở khoa học cho việc sản xuất biodiesel xanh, sạch và thân thiện với môi trường trong tương lai ở Việt Nam.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan