[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Nghiên cứu thành phần hoá học của lá cây Bàn tay ma Heliciopsis lobata (Merr.) Sleum họ Proteaceae ở Cao Bằng

[/kythuat]
[tomtat]
Nghiên cứu thành phần hoá học của lá cây Bàn tay ma Heliciopsis lobata (Merr.) Sleum họ Proteaceae ở Cao Bằng
MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên được thừa hưởng nguồn thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng sinh học với nhiều loài dược liệu quí. Ngay từ xa xưa, cha ông ta đã biết khai thác nguồn tài nguyên quý báu này để làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng và nhiên liệu phục vụ đời sống.
Nền y dược học cổ truyền ở Việt Nam đã có lịch sử phát triển từ lâu đời. Từ nhiều thế kỷ nay, những chế phẩm y học cổ truyền được coi như một kho tàng dược liệu quí báu. Tiếp thu truyền thống quý báu của các thế hệ cha ông, ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài với nhiều chính sách ưu đãi tạo điều kiện cho ngành Y dược học cổ truyền tiếp tục kế thừa, bảo tồn đồng thời phát huy hết những khả năngtiềm ẩn nhằm xây dựng nền Y dược học Việt Nam ngày càng khoa học hiện đại góp phần đắc lực trong công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
Những hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học được phân lập từ cây cỏ từ lâu đã được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, chúng được sử dụng để sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm… Chế phẩm thảo dược đều là hỗn hợp của nhiều hợp chất khác nhau và trong hầu hết các trường hợp đều chưa xác định rõ hoạt chất của từng chất. Vì vậy, những bài thuốc sử dụng thảo dược và bản thân các thảo dược là đối tượng cho các nhà khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ về cấu trúc các chất có hoạt tính sinh học cao có trong cây cỏ. Từ đó định hướng cho việc nghiên cứu, chiết xuất để tìm ra các loại thuốc mới hoặc bằng con đường tổng hợp, bán tổng hợp để tạo ra những chất có hoạt tính cao góp phần trong việc phòng bệnh, chữa bệnh, giảm tỉ lệ tử vong, nâng cao tuổi thọ. Vì vậy việc nghiên cứu thành phần hóa học từ những cây cỏ thiên nhiên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất cao.
Cây Bàn tay ma có tên khoa học Heliciopsis lobata (Merr.) Sleum thuộc họ Proteaceae, là cây thuốc dân gian của Việt Nam. Nghiên cứu sơ bộ về tác dụng dược học cho biết, lá cây Bàn tay ma có tác dụng kháng sinh mạnh. Theo kinh nghiệm dân gian, lá cây có tác dụng tiêu độc, hay được nhân dân sử dụng để chữa bệnh thấp khớp, nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh đẻ cho khoẻ người và đỡ đau nhức, dùng để chữa lao hạch, chữa các bệnh lý về gan, thận, đặc biệt trong những trường hợp viêm gan cấp và mãn tính [1, 2].
Cây Bàn tay ma đã được dùng trong dân gian từ lâu, nhưng nghiên cứu thành phần hóa học cây Bàn tay ma thì chưa thấy có tài liệu nào công bố. Để góp phần làm rõ hơn về thành phần hóa học của cây Bàn tay ma, tạo thuận lợi cho việc dùng, sử dụng cây thuốc này làm dược liệu và nguyên liệu cho các mục đích khác, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hoá học của lá cây Bàn tay ma - Heliciopsis lobata (Merr.) Sleum họ Proteaceae ở Cao Bằng”. Đối tượng nghiên cứu là lá cây Bàn tay ma, cây mọc hoang, thu hái quanh năm tại huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan