[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Nghiên cứu tình trạng lạp Glucose và yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên


[/kythuat]
[tomtat]
Nghiên cứu tình trạng lạp Glucose và yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường týp 2 là bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa thường gặp do sự kháng insulin, giảm tiết insulin, hoặc kết hợp cả hai. Bệnh đặc trưng là tình trạng tăng glucose máu, rối loạn chuyển hóa các chất carbohydrat, protid, lipid. Tăng glucose máu lâu ngày dẫn đến tình trạng tổn thương, rối loạn, suy giảm chức năng nhiều cơ quan, đặc biệt ở mắt, thận, thần kinh [3]. Tỷ lệ mắc đái tháo đường ngày càng gia tăng, thế giới có khoảng 110 triệu người đái tháo đường năm 1994, đến năm 2007 là 240 triệu người, dự đoán năm 2025 thế giới sẽ có khoảng 380 triệu người bị đái tháo đường [3],[13], chiếm khoảng 5,4% dân số toàn cầu mắc bệnh đái tháo đường. Ở Việt Nam theo điều tra tỷ lệ mắc đái tháo đường năm 2003 từ 2,7 - 3% dân số [6],[16], hiện nay là 5% dân số [13],[34].
Đái tháo đường týp 2 thường diễn tiến thầm lặng từ 15 – 20 năm trước khi có biểu hiện lâm sàng. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về chẩn đoán, phát hiện sớm, song vẫn còn gần một nửa bệnh nhân đái tháo đường trong cộng đồng chưa được chẩn đoán [13],[16]. Phần lớn bệnh nhân đái tháo đường khi được phát hiện đã có nhiều biến chứng như mù lòa, suy thận, cụt chi, tai biến mạch máu não, thậm chí đe dọa tử vong. Đái tháo đường thật sự trở thành vấn đề xã hội, gánh nặng bệnh tật toàn cầu [13]. Vì vậy việc phát hiện sớm, điều trị sớm để hạn chế biến chứng là hết sức cấp thiết.
Tăng huyết áp là một bệnh lý tim mạch rất phổ biến trên thế giới, năm 2000 tỷ lệ tăng huyết áp là 26,4% và sẽ tăng đến 29,2% vào năm 2025. Tăng huyết áp gây chết 7,1 triệu người mỗi năm, chiếm khoảng 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu [1],[10],[17]. Theo nghiên cứu ở một số nước Châu Âu bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có tỷ lệ đái tháo đường là 16,87 – 23%, tính chung rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường có đến 33,31% thậm chí 51,6% [11],[3],[18].
Tăng huyết áp, rối loạn dung nạp glucose, đái tháo đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid có mối liên quan mật thiết với nhau. Trong đó sự đề kháng insulin là yêu tố trung tâm của chuỗi các rối loạn bệnh lý trên. Tỷ lệ các bệnh này ngày càng tăng liên quan đến lối sống đô thị hóa, ít hoạt thể lực, thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt, tuổi thọ ngày càng tăng. Tăng huyết áp phối hợp với đái tháo đường làm tăng biến chứng thận, làm tăng kháng insulin, làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh mạch vành, tăng nguy cơ tử vong so với bệnh nhân tăng huyết áp không có đái tháo đường [3],[14].
Việt Nam cũng đã có chương trình Quốc gia về đái tháo đường, tăng huyết áp. Các nghiên cứu về tình trạng đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose, tăng huyết áp, phát hiện được nhiều yếu tố nguy cơ và đã đề xuất chương trình quốc gia can thiệp vào các yếu tố nguy cơ [6]. Tại Thái Nguyên đã có nghiên cứu về thực trạng bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose ở các đối tượng có nguy cơ cao [33]. Bệnh viện đa khoa trung ương Thái nguyên là nơi điều trị ngoại trú hàng nghìn bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát thuộc các tỉnh Miền núi phía bắc. Cho đến nay chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu tình trạng dung nạp glucose máu ở đối tượng này, vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả tình trạng dung nạp glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.
2. Xác định mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose máu và một số yếu tố liên quan đã biết ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan