[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Tác động của cộng đồng các dân tộc đến tài nguyên đất và rừng tỉnh Hòa Bình

[/kythuat]
[tomtat]
Tác động của cộng đồng các dân tộc đến tài nguyên đất và rừng tỉnh Hòa Bình
MỞ ĐẦU
Miền núi nước ta là một vùng rộng lớn, với nhiều đặc thù về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội. Đây là địa bàn cư trú của hầu hết các dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc tuỳ theo trình độ phát triển, tập quán sản xuất, văn hoá, tín ngưỡng dân gian...mà tác động khác nhau tới môi trường và cũng sử dụng tài nguyên theo cách thức riêng của mình. Một trong những nguyên tắc để xây dựng xã hội phát triển bền vững là: để cho các cộng đồng dân cư tự quản lý lấy môi trường của họ. Cho dù ở đâu, các dân tộc ít người đều có một không gian sinh sống gần gũi với môi trường tự nhiên, hoạt động sống của họ đều dựa trên việc khai thác tài nguyên địa phương, gắn chặt với vùng núi, vì vậy khi nguồn tài nguyên thiên nhiên bị phá huỷ có nghĩa là cuộc sống của họ cũng đang bị đe dọa.
Trong cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước, trong đó có nguồn tài nguyên đất và rừng ở vùng miền núi được khai thác với quy mô ngày càng lớn để đáp ứng với nhu cầu tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Các nguồn tài nguyên này do bị khai thác từ rất sớm đã dần bị cạn kiệt, hiện nay tới mức báo động. Hậu quả tất yếu đã và đang diễn ra đó là số lượng tài nguyên cũng như chất lượng môi trường sinh thái tiếp tục suy giảm. Tình trạng này nếu chậm được khắc phục sẽ làm nảy sinh những khó khăn mới cho cộng đồng các dân tộc sống chủ yếu dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thực tế phát triển kinh tế - xã hội ở Hòa Bình không đứng ngoài thực trạng nói trên của đất nước. Hòa Bình là một tỉnh có cộng đồng các dân tộc đa dạng, trong đó người Mường chiếm tỉ lệ lớn nhất; người Kinh, người Thái…chiếm tỉ lệ khá lớn, hầu hết cư trú tại những địa bàn có điều kiện địa lý khó khăn, trình độ phát triển thấp. Trong kế sinh nhai lâu đời của mình, cộng đồng các dân tộc gắn bó mật thiết với đất, với rừng; họ đã đúc kết được không ít kinh nghiệm bản địa trong quá trình thích ứng với các nguồn tài nguyên hiện có, với môi trường sinh thái bao quanh. Tuy nhiên yêu cầu cao của sự tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số đang gây sức ép ngày càng lớn đến tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh này. Nếu mối quan hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên không được giải quyết tốt thì đời sống cộng đồng các dân tộc chậm được cải thiện, khó tránh khỏi nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng môi trường.
Từ thực trạng nói trên đòi hỏi các nhà quản lí, các nhà khoa học, trong đó có các nhà địa lý phải quan tâm nghiên cứu lí luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm tìm ra giải pháp sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên nói chung , trước hết là nguồn tài nguyên đất và rừng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho cộng đồng các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Với những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của cộng đồng các dân tộc đến tài nguyên đất và rừng tỉnh Hòa Bình”.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan