Home
1-luan-an-thac-si
kinh-te-thac-si
Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phổ Yên
[giaban]0.000 VNĐ[/giaban]
[kythuat]
[/kythuat]
[tomtat]
[tomtat]
Thực
trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phổ Yên
MỞ
ĐẦU
Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật
của kinh tế nông hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến
và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Thực tiễn đã khẳng định khả năng phát triển và hiệu quả
nhiều mặt của kinh tế trang trại, nó góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn
lực, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá ngày càng nhiều; tạo ra khả năng to
lớn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao
động,…, trên cơ sở đó góp phần giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội
và môi trường bền vững.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhất là từ sau Nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988, kinh tế trang trại đã có bước phát triển
khá và từng bước khẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông
nghiệp có nhiều ưu thế và phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của một nền
sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kinh tế trang trại đã được
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng
định và khuyến khích phát triển. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết
03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại nhằm thống nhất nhận thức
về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại và đề ra các chính sách của Nhà nước
cho kinh tế trang trại phát triển.
Tuy nhiên, kinh tế trang trại hiện nay chưa phát triển rộng
và chưa tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền trong cả
nước; chưa tạo ra bước đột phá trong việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu
quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, mặt đất, mặt nước hoang hoá ở các khu
vực trung du, miền núi, ven biển để phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp;
chưa đóng góp thỏa đáng vào việc mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá, nâng cao
năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản mang tính hàng hoá
trong điều kiện thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Kinh tế trang trại vẫn là một loại hình kinh tế còn mới mẻ ở
nước ta, vì vậy cần phải đẩy mạnh nghiên cứu cụ thể tiềm năng và lợi thế đối
với từng vùng, từng địa phương để có những chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế trang trại, đưa ra những giải pháp phù hợp, sát thực tế, nhằm hạn chế
đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực, yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong
quá trình đầu tư và phát triển.
Phổ Yên là một huyện trung du miền núi của tỉnh, cơ cấu kinh
tế chủ yếu vẫn là Nông, Lâm nghiệp. Những năm gần đây, sản xuất nông lâm nghiệp
của huyện đã và đang có bước chuyển dịch tích cực, sản lượng nông sản hàng hoá sản
xuất tăng khá qua các năm, trong đó mô hình kinh tế trang trại ở Phổ Yên đang trở
thành một hướng đi ưu tiên trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của
huyện.
Vấn đề đặt ra từ thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế
trang trại ở Phổ Yên đang rất cần được quan tâm nghiên cứu đó là:
- Sự nhận thức về vị trí,vai trò của kinh tế trang trại
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại
trên địa bàn huyện.
- Phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại và
đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển của kinh tế trang
trại.
- Đưa ra các định hướng và giải pháp phù hợp để phát triển
kinh tế trang trại.
Với ý nghĩa đó đề tài: Thực
trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên là vấn đề
đặt ra mang tính cấp thiết.
Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
Bài viết liên quan