Home
bao-cao-khoa-hoc
Thực hành ăn bổ sung và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ 6-23 tháng tại 3 xã nông thôn huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ
[giaban]0.000 VNĐ[/giaban]
[kythuat]
[/kythuat]
[tomtat]
[tomtat]
Thực
hành ăn bổ sung và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
6-23 tháng tại 3 xã nông thôn huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ
ĐẶT
VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng trẻ nhỏ vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ có
thể phát triển được hết tiềm năng của cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã xác định hai
năm đầu đời của trẻ là hai năm cơ hội, là "cửa sổ quan trọng" để trẻ
phát triển tối đa về thể chất và hành vi. Đây cũng là giai đoạn cao điểm của
hiện tượng chậm tăng trưởng, thiếu các vi chất dinh dưỡng và các bệnh nhiễm
khuẩn. Chậm tăng trưởng về cân nặng tập trung vào giai đoạn 3 đến 12 tháng tuổi
trong khi chậm tăng trưởng về chiều cao thường rõ ở 18 tháng và kéo dài đến 40
tháng tuổi (1). Theo theo dõi của hệ thống giám sát của Viện Dinh dưỡng từ 1994
đến 2004 ở Việt Nam cho thấy sau 6 tháng tuổi tỷ lệ suy dinh dưỡng tăng nhanh
chóng và đạt cao nhất vào khoảng 13 đến 24 tháng tuổi (tỷ lệ nhẹ cân 30.6% năm
2004 so với tỷ lệ suy dinh dưỡng chung của trẻ dưới 5 tuổi là 26.6%) (2). Tỷ lệ
thiếu Vitamin A tiền lâm sàng và thiếu máu cao (đến 60%) thường do thiếu tích
lũy từ thời kỳ bào thai kết hợp với chế độ ăn nghèo nàn (3).
Nguyên nhân của tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở nhóm tuổi này có
liên quan đến cả hành vi và nguồn lực. Việc nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung
chưa hợp lý, kết hợp với tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn cao là những nguyên nhân
trực tiếp. Đói nghèo ở hộ gia đình, điều kiện vệ sinh và chăm sóc sức khỏe là
các nguyên nhân tiềm tàng (1, 4).
Nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng
cao ở nhóm tuổi ăn bổ sung (6 đến 23 tháng), nhiều nghiên cứu trong và ngoài
nước đã được tiến hành, các công trình tổng quan và tổng kết đã được thực hiện.
Các chỉ tiêu quan tâm thường có liên quan đến lượng giá nguồn lực (sự sẵn có và
khả năng tiếp cận lương thực thực phẩm, điều kiện vệ sinh, đói nghèo...) và
hành vi (kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ).
Điểm lại các nghiên cứu trên thể giới về chế độ ăn uống ở
trẻ em, hầu hết tập trung vào tìm hiểu các yếu tố liên quan đến thực hành ăn bổ
sung ở trẻ nhỏ (thời điểm, năng lượng tiêu thụ, các yếu tố ảnh hưởng đến cung
cấp, phân bổ và đưa khẩu phần đến cho trẻ). Tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ thay đổi
theo khu vực, quốc gia và theo thời gian. Ở Đông Nam Á, tỷ lệ này cao đến 73-
94%. Ở nông thôn nhìn chung cao hơn thành thị (5). Tại Indonesia, 85% trẻ được
bú sữa non, 75-85% trẻ được bú kéo dài đến…
Bài viết liên quan