[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Đánh giá khả năng thích nghi, sức sản xuất của đà điểu nuôi thịt và sinh sản tại Bắc Kạn


[/kythuat]
[tomtat]
Đánh giá khả năng thích nghi, sức sản xuất của đà điểu nuôi thịt và sinh sản tại Bắc Kạn
Đà điểu là loại gia cầm có khả năng thích ứng cao, đề kháng tốt với một số bệnh nguy hiểm của gia cầm, tạp ăn, chúng có thể tiêu hóa được 38-60% chất xơ trong khẩu phần và cung cấp đến 70% tổng năng lượng trao đổi (Chamber J.R., 1990) [29], dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu chuồng trại đơn giản, thích hợp với chăn nuôi gia đình và trang trại. Về thương phẩm, thịt đà điểu màu đỏ gần giống như thịt bò, nhưng đặc biệt hầu như không có mỡ và gân, giàu protein, hàm lượng cholesterol rất thấp, vì thế thịt đà điểu được coi là thịt sạch của thế kỷ XXI. Các sản phẩm da, lông, trứng đà điểu đều có giá trị kinh tế cao, nhất là sản phẩm da. Nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ đà điểu của các nước trên thế giới ngày càng tăng. Riêng thị trường châu Âu, nhu cầu thịt đà điểu cao gấp 3 đến 4 lần khả năng cung cấp. Cho đến nay không chỉ ở châu Phi và ở Úc, mà ở một số nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Nga... cũng bắt đầu chăn nuôi đà điểu.
Ở Việt Nam, chăn nuôi đà điểu bắt đầu từ năm 1996. Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Viện Chăn nuôi, sau 18 năm nghiên cứu và phát triển đà điểu, đã từng bước hoàn thiện, làm chủ đƣợc quy trình công nghệ chăn nuôi đà điểu và đang tích cực triển khai rộng rãi vào sản xuất. Việc chăn nuôi đà điểu ở một số tỉnh phía Bắc và phía Nam đã chỉ rõ, đây là một loài vật nuôi mới đầy tiềm năng, mang lại giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua, hơn 10.000 đà điểu thuộc các giống Zimbabwe, Black và Blue nhập nội đã được chuyển giao nuôi trên 40 tỉnh thành thuộc các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước. Kết quả nghiên cứu thích nghi và theo dõi khả năng sinh trưởng của các dòng đà điểu nhận thấy, dòng Zimbabwe có khả năng sinh trưởng cao nhất, sau đó đến dòng Black, Blue, dòng Australia đạt thấp nhất. Trong những năm gần đây, có một số công trình công bố kết quả lai tạo giữa các dòng nhằm tận dụng được ưu thế lai về khả năng sinh trưởng, cho thịt, khả năng sinh sản trong sản xuất, đồng thời nâng cao chất lượng con giống. Vài năm gần đây, đà điểu đã được nuôi tại 1 số tỉnh phía Bắc trong đó có tỉnh Bắc Kạn.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về 

[/tomtat]

Bài viết liên quan