[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân


[/kythuat]
[tomtat]
Bước đầu tìm hiểu phép so sánh trong tổ chức các thông điệp nghệ thuật trong Ký Nguyễn Tuân – Trần Văn Nam (Ngữ văn)
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu văn chương đi theo hướng phân tích diễn ngôn. Những thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại ngày càng cho thấy rõ hơn cái định đề “nói là hành động”. Hoạt động của tác giả trong sáng tạo văn chương, ngày nay được hiểu như là một “hành động diễn ngôn” mang tính chủ đích cao. Trong hoạt động đó, ngoài việc tạo ra một không gian tưởng tượng và hư cấu đủ cho các nhân vật vùng vẫy, nhà văn còn phải dụng công “diễn ngôn” sao cho văn bản được tạo ra là duy nhất, không lặp lại. Những hoạt động ngôn từ của tác giả, vì vậy, được coi là một thực tế diễn ngôn có dụng ý cao và độc đáo. Tuy nhiên, vì viết là “để tha nhân đọc và hiểu được ý mình định gởi gắm”, cho nên dầu muốn dầu không, nhà văn vẫn phải tìm một con đường thỏa hiệp hợp lí giữa mình và bạn đọc. Cách dung hòa ấy có thể đi từ hệ thống chủ đề quen thuộc; để bạn đọc dễ hình dung diễn tiến câu chuyện qua kinh nghiệm bản thân); cũng có thể là đi từ các xung đột đầy kịch tính giữa các tình huống éo le kiểu hình sự) nhưng chất văn chương thì tầm thường, nhạt nhẽo. Và trong thực tế tồn tại muôn vàn cách để nhà văn đạt được một dung hòa, một thỏa hiệp như vậy.
Trong văn đàn Việt Nam, có một nhà văn đã không tìm đến một “cách sống chung dễ dãi” như vậy giữa mình và bạn đọc. Ông đặt ra nhiều cách dụng ngôn, bắt người đọc phải suy nghĩ và buộc cũng phải mệt mỏi gần bằng ông khi sáng tạo. Người đọc được ông tôn trọng, được nâng giá trị lên khi đọc ông, và dĩ nhiên được lao động một cách sáng tạo như ông. Đó là Nguyễn Tuân.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về

[/tomtat]

Bài viết liên quan