[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh


[/kythuat]
[tomtat]
Sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh
MỞ ĐẦU
Theo PGS. Lý Hoài Thu, thể loại “vừa là sự phản ánh những khuynh hướng lâu dài và hết sức bền vững của văn học, vừa là sự hồi sinh và đổi mới liên tục qua mỗi chặng đường phát triển” [38]. Qua diện mạo của thể loại mà ta có thể thấy được sức sống của một giai đoạn văn học vì vậy mà nó có vai trò rất quan trọng. Truyện ngắn là một thể loại đặc trưng của nền văn học hiện đại. Với ưu điểm ngắn gọn, súc tích, hàm chứa lượng thông tin lớn, có tính thời sự cao, quan hệ mật thiết với báo chí, khả năng truyền dẫn thông tin nhanh, nó rất phù hợp với cuộc sống hiện đại. Điều này giải thích vì sao hiện nay truyện ngắn lại có xu hướng phát triển mạnh hơn so với một số thể loại khác như truyện vừa, tiểu thuyết, kịch… Không phải ngẫu nhiên mà Raymond Carver - cây bút truyện ngắn được giới văn học Hoa Kỳ vào thập niên 70 coi như một thiên tài của thế kỷ XX - đã nhận định: “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”.
Trong nền văn học Việt Nam, sự xuất hiện của thể loại truyện ngắn gắn liền với bước khởi đầu của quá trình hiện đại hóa. Đến những năm hai mươi của thế kỷ XX, nó đã phát triển khá mạnh với sự đóng góp của các tác giả: Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển.v.v…Từ sau Cánh mạng tháng Tám đến nay, thể loại này đã tạo nên bước phát triển mới với tên tuổi của Kim Lân, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Nguyễn Minh Châu.v.v… Từ sau năm 1975, truyện ngắn vượt lên các thể loại khác về lượng tác giả, tác phẩm và tỏ rõ ưu thế trong việc đi sâu khám phá, tái hiện đời sống. Từ 1986 trở đi, nó càng giữ vai trò quan trọng trên văn đàn.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về

[/tomtat]

Bài viết liên quan