[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2006-2010

[/kythuat]
[tomtat]
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2006-2010
MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của nền sản xuất xã hội, của bản thân con người và là điều kiện sinh tồn của thế giới động, thực vật trên Trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt. Tuy nhiên, đất đai là một nguồn tài nguyên hữu hạn, nó chỉ trở nên vô hạn và quý giá tuỳ thuộc hoàn toàn vào sự hiểu biết và thái độ đối xử của con người đối với đất đai.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế quốc dân trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, các công trình đô thị, công trình dân cư phát triển với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, đòi hỏi công tác quản lý đất đai phải thực hiện tiết kiệm và hiệu quả; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với người sử dụng đất, đồng thời thúc đẩy hình thành thị trường bất động sản công khai và lành mạnh trên cơ sở kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Từ những năm đầu thập kỷ 90, Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang thu được những thành công đáng kể, đó là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Vào những năm gần đây kinh tế nước ta có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là từ khi chúng ta ra nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tổng sản phẩm trong nước bình quân tăng nhanh, chất lượng cuộc sống từng bước được nâng cao... Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển về kinh tế là sự bùng nổ dân số và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, hình thành các khu đô thị, các khu công nghiệp lớn gây biến động đất đai tại các địa phương.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, tốc độ đô thị hoá của tỉnh Thái Nguyên diễn ra mạnh mẽ. Là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, cách Hà Nội 80km về phía Bắc, tiếp giáp với 6 tỉnh, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt nối liền với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng rất thuận tiện cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá. Không những thế Thái Nguyên còn là trung tâm văn hóa của các tỉnh miền núi phía Bắc, là nơi tập trung của rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề.... Trong những năm gần đây Thái Nguyên không ngừng phát triển, cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư nâng cấp hoàn thiện dần.
Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa đã làm đất đai khu vực biến động mạnh cả về mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, thay vào đó là các khu đô thị tăng lên. Việc quản lý, sử dụng đất trở lên phức tạp hơn, việc mua bán, trao đổi, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép diễn ra ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Giá cả đất đai khu đô thị trên thị trường thường tăng cao và có những biến động phức tạp. Ngoài ra, sự phát triển của các khu đô thị đã thu hút lực lượng lao động lớn từ nông thôn ra thành thị gây lên sự bất ổn xã hội như: giải quyết việc làm, nhu cầu đất ở, ô nhiễm môi trường….
Quá trình đô thị hóa đã, đang và sẽ mang lại các mặt tích cực như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội rõ rệt, đồng thời do sự phát triển của xã hội và vấn đề đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, và nếu không có biện pháp quản lý một cách thích hợp thì chẳng bao lâu nữa đất nông nghiệp sẽ chẳng còn bao nhiêu. Chẳng hạn như những diện tích dành để bố trí các công trình kinh tế đầu mối, các khu dân cư, các công trình cơ sở sản xuất, dịch vụ y tế, đào tạo nghiên cứu khoa học, một diện tích lớn khác đã được xây làm nhà ở, để tách hộ, để bán, để tự kinh doanh...
Đứng trước những vấn đề trên, để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân sử dụng đất cũng như mong muốn tham mưu, tìm ra những giải pháp có hiệu quả nhằm khắc phục những vấn đề bức xúc nêu trên, góp phần hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là hết sức cần thiết nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về đất đai; nâng cao tính khả thi của việc sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao; tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình về sử dụng đất đối với Nhà nước; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất phát từ những vấn đề trên và nhu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Khoa Sau đại học, Trường Đại học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, tôi triển khai nghiên cứu đề tài: “Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2006 - 2010”.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan