Home
1-luan-an-thac-si
kinh-te-thac-si
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên
[giaban]0.000 VNĐ[/giaban]
[kythuat]
[/kythuat]
[tomtat]
[tomtat]
Giải
pháp hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước
Thái Nguyên
MỞ
ĐẦU
Hệ thống Kho bạc Nhà nước đã được thành lập và nhanh chóng
trở thành công cụ sắc bén trong quản lý mọi hoạt động thu, chi Ngân sách Nhà
nước, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước. Luật Ngân sách Nhà nước ra đời, từng bước được sửa đổi,
hoàn thiện đã tạo ra sự chuyển biến về công tác quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước.
Theo đó, công tác kiểm soát chi được thể chế hoá và trở thành một công cụ không
thể thiếu của hệ thống Kho bạc Nhà nước. Trong thời gian qua, tại Kho bạc Nhà
nước Thái Nguyên, chi Ngân sách Nhà nước đã đảm bảo được các nhu cầu kinh phí
thiết yếu cho các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong mỗi
thời kỳ, vấn đề quản lý các khoản chi Ngân sách Nhà nước có ý nghĩa hết sức to
lớn về mặt kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và hoàn thiện một
cách hữu hiệu nhất.
Cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán chi NSNN tuy đã được
thường xuyên sửa đổi và từng bước hoàn thiện, nhưng cũng chỉ có thể quy định
được những vấn đề chung nhất, mang tính nguyên tắc. Vì vậy, nó không thể bao
quát hết được tất cả những hiện tượng nẩy sinh trong quá trình thực hiện chi
NSNN. Cũng chính từ đó, cơ quan tài chính và KBNN thiếu cơ sở pháp lý cụ thể
cần thiết để thực hiện kiểm tra, kiểm soát từng khoản chi NSNN. Như vậy, cấp
phát chi NSNN đối với cơ quan tài chính chỉ mang tính chất phân bổ NSNN, còn
đối với KBNN thực chất chỉ là xuất quỹ NSNN, chưa thực hiện được việc chi trả
trực tiếp đến từng đơn vị sử dụng kinh phí, chưa phát huy hết vai trò kiểm tra,
kiểm soát các khoản chi NSNN. Mặt khác, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các
hoạt động KT-XH, công tác chi NSNN cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Điều
này cũng làm cho cơ chế quản lý chi NSNN nhiều khi không theo kịp với sự biến
động và phát triển của hoạt động chi NSNN. Trong đó, một số nhân tố quan trọng
như hệ thống tiêu chuẩn định mức chi tiêu còn xa rời thực tế, thiếu đồng bộ,
thiếu căn cứ để thẩm định; chưa có một cơ chế quản lý chi phù hợp và chặt chẽ
đối với một số lĩnh vực.
Các khoản chi của NSNN đều mang tính chất không hoàn trả
trực tiếp. Tính chất cấp phát trực tiếp không hoàn lại của các khoản chi NSNN
là một ưu thế cực kỳ to lớn đối với các đơn vị sử dụng NSNN. Trách nhiệm của họ
là phải chứng minh được việc sử dụng các khoản kinh phí bằng các kết quả công
việc cụ thể đã được nhà nước giao. Tuy nhiên, việc dùng những chỉ tiêu định
tính và định lượng để đánh giá và đo lường kết quả công việc trong nhiều trường
hợp là thiếu chính xác và gặp không ít khó khăn. Từ thực tế trên, đòi hỏi những
cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình chi tiêu để
phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực của những đơn vị sử
dụng kinh phí NSNN; đồng thời phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý để từ
đó có những giải pháp và kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung kịp thời những cơ chế,
chính sách hiện hành, tạo nên một cơ chế quản lý chi chặt chẽ.
Trong những năm qua đã có một số đề tài nghiên cứu về lĩnh
vực này, song mới nghiên cứu tổng thể, vai trò, trách nhiệm của cơ quan kiểm
soát thanh toán, chưa đưa ra được những vấn đề bất cập đến những cơ chế, chính
sách, các chế độ và quy trình nghiệp vụ có liên quan đến quản lý chi NSNN. Mặt
khác lý luận về quản lý chi NSNN và trách nhiệm của cơ quan kiểm soát, thanh
toán NSNN trong nền kinh tế thị trường chưa được nghiên cứu đầy đủ dưới giác độ
quản lý kinh tế.
Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
Bài viết liên quan