Home
1-luan-an-thac-si
ky-thuat-thac-si
Một số vấn đề về chất lượng điện năng khi điện khí hóa đường sắt ở Việt Nam
[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
[/kythuat]
[tomtat]
[tomtat]
Một
số vấn đề về chất lượng điện năng khi điện khí hóa đường sắt ở Việt Nam
MỞ
ĐẦU
Hiện nay, nhu cầu phát triển của các hộ tiêu thụ điện trong
nước ngày càng đa dạng và phong phú. Ngành điện phải đối mặt với nhiều thử
thách trong giai đoạn tái cơ cấu ngành điện: đáp ứng đủ nhu cầu tải điện, xây
dựng cơ sở hạ tầng truyền tải, lưới phân phối, an ninh hệ thống, chất lượng
điện năng và cạnh tranh giá cả…Tất cả những thử thách này nhằm đáp ứng cho sự
phát triển bền vững và toàn diện của hệ thống Việt Nam. Trong khi đó, sự phát
triển của các loại hình phụ tải hiện đại ngày càng nhiều, đều rất nhạy cảm với
chất lượng điện năng hoặc cũng chính nó là tác nhân gây nên sự suy giảm chất
lượng điện năng khi kết nối lưới.
Trong những năm gần đây, sự phát triển của thyristor điện tử
công suất lớn đã góp phần đáng kể đến giải pháp nâng cao ổn định hoạt động
truyền tải điện năng. Hơn thế nữa, một trong số những ứng dụng của thyristor
công suất lớn đó là tạo dựng nên thế hệ thiết bị Hệ thống truyền tải linh hoạt
xoay chiều hay còn gọi tắt là thiết bị FACTS (Flexible Alternating Current
Transmission System). FACTS được biết đến là thiết bị bù tĩnh có điều khiển,
đáp ứng nhanh công suất lớn, triệt tiêu sóng điều hòa, cản diệu dao động điện
áp hoặc phục hồi điện áp động…. Thế hệ thiết bị FACTS có thể phân thành hai:
thế hệ sử dụng thyristor (ví dụ: Cuộn kháng được điều khiển bởi thyristor –
Thyristor Controlled Reactor (TCR), Giàn tụ được điều khiển bởi thyristor -
Thyristor Controlled Capacitors (TSC)…) và thế hệ dựa trên bộ biến đổi nguồn
(ví dụ: Bộ bù đồng bộ - Static Synchronous Compensator (STATCOM), Bộ bù đồng bộ
nối tiếp - Static Synchronous Series Compensator (SSSC), Điều khiển hợp nhất
dòng công suất -Unified Power Flow Controller (UPFC), Phục hồi điện áp động -
Dynamic Voltage Restors (DVR)…). Cả hai thế hệ đều có thể đáp ứng được yêu cầu
sử dụng khi ở cả ba trạng thái hoạt động của hệ
thống
như là: trạng thái xác lập, trạng thái sự cố và sau sự cố. Tuy nhiên, ở thế hệ dựa
trên bộ biến đổi nguồn tối ưu hơn: tác động nhanh hơn, phạm vi ứng dụng và tác
động của mỗi thiết bị chính xác hơn….
Trong luận văn này do đặc thù của phụ tải (giao thông đường
sắt chạy điện) và yêu cầu cải thiện tác động của phụ tải đến hệ thống. Vì vậy,
việc chọn lựa thiết bị để nâng cao chất lượng điện năng được so sánh đánh giá
trên khả năng vượt trội hơn so với các thiết bị cùng thế hệ và những thiết bị
đã được sử dụng cho cùng mục đích này. Do đó, thiết bị Bộ bù đồng bộ - Static
Synchronous Compensator (STATCOM) là thiết bị kỹ thuật có nguyên lý làm việc
như một máy bù đồng bộ dựa trên bộ biến đổi nguồn. Chính nhờ khả năng này nên
STATCOM có khả năng trao đổi công suất kháng hoặc công suất tác dụng dễ dàng
nếu cần, thông qua việc điều khiển STATCOM có thể làm thay đổi các tham số hệ
thống điện.
Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
Bài viết liên quan