[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Nghiên cứu ảnh hưởng các thông số đặc trưng của bôi trơn tối thiểu đến quá trình tạo phoi và mòn của dụng cụ khi tiện thép 9XC qua tôi, sử dụng bôi trơn làm nguội tối thiểu (MQL)

[/kythuat]
[tomtat]
Nghiên cứu ảnh hưởng các thông số đặc trưng của bôi trơn tối thiểu đến quá trình tạo phoi và mòn của dụng cụ khi tiện thép 9XC qua tôi, sử dụng bôi trơn làm nguội tối thiểu (MQL)
LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình cắt kim loại là một quá trình phức tạp có kèm theo hiện tượng vật lý như biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo, sinh nhiệt, toả nhiệt, lẹo dao, mòn dao...Vì vậy cần phải tìm hiểu và nắm vững bản chất những hiện tượng vật lý đó để có những biện pháp cải thiện điều kiện cắt, điều khiển quá trình cắt nhằm đạt mục đích cuối cùng là tăng chất lượng sản phẩm.
Bôi trơn-làm nguội kiểu tưới tràn đã được nghiên cứu và ứng dụng rất rộng rãi trong ngành cơ khí. Tuy nhiên phương pháp này vẫn được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu với các hướng chủ yếu như:
·        Nâng cao hiệu quả của quá trình bôi trơn làm nguội.
·        Tìm các chất phụ gia nhằm nâng cao hoạt tính của dầu cắt gọt.
·        Nghiên cứu tìm các loại dầu cắt gọt mới ít độc hại, thân thiện với môi trường...
Do những hạn chế của phương pháp tưới tràn nên từ những năm 90 của thế kỷ 20, ở các nước công nghiệp phát triển như CHLB Đức, Thuỵ Điển... đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bôi trơn làm nguội tối thiểu (Minium Quantity Lubricant). Do có nhiều ưu điểm nổi bật và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường nên công nghệ này được nghiên cứu và ứng dụng rất rộng rãi trong sản xuất.
Hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề như:
·        Tìm các loại dầu cắt mới đáp ứng các yêu cầu của công nghệ bôi trơn làm
·        nguội tối thiểu. Hoặc tìm các chất phụ gia để làm tăng tính cắt của các loại dầu...
·        Nghiên cứu xác định áp suất và lưu lượng tưới tối ưu.
·        Cải tiến kết cấu dụng cụ để thích hợp với công nghệ bôi trơn làm nguội tối thiểu.
·        Nghiên cứu ứng dụng bôi trơn làm nguội trong công nghệ tiện cứng, trong gia công tốc độ cao...
Các nghiên cứu đã chứng minh được ưu điểm của phương pháp bôi trơn tối thiểu so với các phương pháp tưới truyền thống hay gia công khô [1], [3]. Trong nghiên cứu của Ronan Autret [6] đối với quá trình tiện cứng cho thấy bôi trơn tối thiểu có ưu điểm hơn hẳn so với gia công khô về nhám bề mặt, lực cắt và nhiệt cắt.
Ở Việt Nam, công nghệ này mới chỉ được tiếp cận trong vài năm trở lại đây. Các nghiên cứu của TS. Trần Minh Đức [2] khi tiện cắt đứt và phay lăn răng sử dụng công nghệ bôi trơn tối thiểu với một số chất bôi trơn như Emuxi, dầu lạc và dầu D40 cho thấy những ưu điểm của phương pháp bôi trơn tối thiểu. Nghiên cứu của TS. Trần Minh Đức, ThS. Phạm Quang Đồng [3] khi áp dụng bôi trơn tối thiểu cho quá trình phay rãnh bằng dao phay ngón cũng cho thấy những ưu điểm của phương pháp này như làm tăng tuổi bền của dụng cụ cắt, giảm ô nhiễm môi trường.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan