[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ Đông Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại Thái Nguyên

[/kythuat]
[tomtat]
Nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ Đông Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Rau là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình quân hàng ngày của mỗi người trên thế giới cần khoảng 250-300g/ngày/người tức 90-110kg/người/năm. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ...Trong rau xanh hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong chất khô lượng cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua 75-78%, dưa hấu 92%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường (chủ yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng hòa tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hóa trong quá trình ôxy hóa năng lượng của các mô tế bào. Một số loại rau như khoai tây, đậu (nhất là đậu ăn hạt như đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung cấp 70-312 calo/100g nhờ các chất chứa năng lượng như: protit, gluxit. Rau là nguồn cung cấp vitamin phong phú và rẻ tiền: Rau có chứa các loại vitamin A, B1, B2, C, E và PP… Trong khẩu phần ăn của con người, rau cung cấp khoảng 95-99% nguồn vitamin A, 60-70% nguồn vitamin B (B1, B2, B6, B12) và gần như 100 % nguồn vitamin C.
Cây cà chua (Lycopercicon esculentum Mill.) là loại rau ăn quả được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Đây là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao ngoài ra còn đem lại giá trị kinh tế lớn. Trong quả cà chua chín có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C.... và nhiều khoáng chất quan trọng nhất như: Ca, Fe, Mg, P… Quả cà chua không chỉ có tác dụng về mặt dinh dưỡng, mà nó còn có tác dụng về mặt y học. Một nghiên cứu gần đây nhất của nhà khoa học Mỹ cho biết chất Lycopen - thành phần tạo màu đỏ cho quả cà chua có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do gây ung thư tuyến tiền liệt ở người. Cà chua có thể sử dụng dễ dàng từ ăn tươi cho đến xào nấu, làm mứt, chế biến nước sốt, làm sinh tố… bên cạnh đó cà chua còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước. Chính nhờ những giá trị quan trọng đó mà trên thế giới trong những năm gần đây diện tích và sản lượng cà chua cao hơn các loại rau khác. Theo FAO, năm 2009 diện tích trồng cà chua trên toàn thế giới lên tới 4.980.424 ha đạt sản lượng 141.400.629 tấn, đứng đầu trong các loại rau quả. Ở nước ta, cà chua được trồng với diện tích nhỏ (24.160 ha), sản lượng thấp (472.569 tấn), mức tiêu thụ bình quân chỉ đạt 5,6 kg/người/năm, trong khi đó mức tiêu thụ bình quân trên thế giới là 17kg/người/năm.
Thái Nguyên là thành phố công nghiệp có tổng diện tích tự nhiên là 3.562,82 km² , theo số liệu của Tổng cục thống kê từ năm 2008 đến 2010 diện tích trồng cà chua của cả tỉnh trung bình khoảng 477 ha/năm, năng suất trung bình chỉ đạt 83,2 tạ/ha (khoảng 40% năng suất trung bình của cả nước) với sản lượng 3970 tấn. Mức tiêu thụ bình quân đầu người là 3,6 kg/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức tiêu thụ bình quân cả nước. Với dân số khoảng trên 300.000 người ở khu vực thành phố (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010), là nơi tập trung khá đông các cơ quan xí nghiệp, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Có thể nói đây là thị trường khá lớn để tiêu thụ các sản phẩm rau quả nói chung và cà chua nói riêng. Tuy nhiên, với sản lượng như trên thì chưa thể đáp ứng nhu cầu cà chua cả về số lượng và chất lượng cho địa bàn Tỉnh. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do chưa có được bộ giống tốt và quy trình kỹ thuật phù hợp để sản xuất cà chua đạt hiệu quả kinh tế cao. Phần lớn các giống cà chua được trồng tại đây là những giống địa phương, giống nhập nội chưa rõ nguồn gốc nên năng suất không cao và chất lượng thấp. Bên cạnh đó kỹ thuật canh tác chưa phù hợp như bố trí mật độ chưa hợp lý, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không theo hướng dẫn làm cho hiệu quả sản xuất chưa cao, giá cả không ổn định và gây ra ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy cần có những biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng cà chua nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường và nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người sản xuất. Nếu nâng cao năng suất, chất lượng cà chua thì vừa đáp ứng được cho nhu cầu tiêu thụ vừa nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
Trong những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp dành cho trồng rau xanh nói chung và diện tích cho cây cà chua nói riêng đang ngày càng bị thu hẹp, nhu cầu của thị trường về số lượng và chất lượng cà chua không ngừng tăng thì hướng giải quyết cuối cùng và hiệu quả nhất là tăng năng suất trên đơn vị diện tích đất canh tác và kéo dài thời gian thu hoạch trong năm. Để đạt mục tiêu này, việc tuyển chọn bộ giống tốt và xây dựng quy trình trồng trọt thích hợp là mục tiêu quan trọng được đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ Đông Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại Thái Nguyên”.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan