Home
1-luan-an-thac-si
khoa-hoc-tu-nhien-thac-si
Nghiên cứu thành phần hóa học của cành và lá cây Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa) trồng ở Hà Nội
[giaban]0.000 VNĐ[/giaban]
[kythuat]
[/kythuat]
[tomtat]
[tomtat]
Nghiên cứu
thành phần hóa học của cành và lá cây Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa)
trồng ở Hà Nội
MỞ ĐẦU
Nền Y học hiện đại thâm nhập và phát triển nhanh chóng ở
nước ta, và đã đóng góp nhiều thành tựu to lớn trong công tác bảo vệ sức khỏe
cho nhân dân. Tuy nhiên, nền Y dược học cổ truyền, một nền y học xuất hiện từ
rất lâu và có vai trò quan trọng trong nền Y học nói chung cả ở nước ta và
nhiều nước trên thế giới, đều rất quan trọng và cũng đóng góp không nhỏ trong
công tác điều trị bệnh.
Qua nhiều thế kỉ, nền Y học cổ truyền nước ta đã sử dụng
rất nhiều bài thuốc dân gian, nghiên cứu và sản xuất ra nhiều chế phẩm dược vô
cùng quý giá (Kim tiền thảo chữa sỏi thận, Diabetna chữa tiểu đường, Kem
Alocasia 2% chữa phong, …), không chỉ có giá trị chữa bệnh mà còn là những di
sản tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Các số liệu gần đây cho
thấy rằng có khoảng 60% dược phẩm được dùng chữa bệnh hiện nay, hoặc đang thử
cận lâm sàng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên [66]. Vì vậy, nguồn cây thuốc dân
gian cũng như vốn sử dụng phong phú của đồng bào các dân tộc vẫn là kho tàng
quí giá để khám phá, tìm kiếm nhiều loại thuốc mới có hiệu lực cao cho công tác
phòng và chữa bệnh, kể cả những bệnh nan y của thời đại như là ung thư ,
HIV/AIDS v.v... Có thể nêu một số ví dụ như là vinblastin, vincristin chữa bệnh
ung thư máu là những hoạt chất được chiết xuất từ cây dừa cạn (Catharanthus
roseus họ Apocynaceae); Taxoter - thuốc chữa ung thư vú là sản phẩm chuyển hoá
của một số diterpenoit chiết xuất từ một số loài Taxus họ Pinaceae. Và gần đây
nhất là cây Xạ đen (Celastrus hindsic Benth., họ Celastraceae) có ở vùng Hoà
Bình miền Bắc Việt Nam được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư. Chế phẩm
CADEF - là một tổ hợp của hàng chục loại dược liệu được dùng để hạn chế và hỗ
trợ điều trị ung thư, hay chế phẩm Diabetna từ cây Dây thìa canh dùng chữa trị
tiểu đường .v.v... là một số ví dụ trong việc khai thác và sử dụng kho tàng cây
thuốc dân gian. Để bảo vệ vốn di sản quý báu ấy, Đảng và Nhà nước ta đã xây
dựng một chiến lược phát triển, kế thừa và bảo tồn nền Y học cổ truyền nhằm
phát huy tiềm năng to lớn thế mạnh của một nước có thảm động thực vật vô cùng phong
phú và đa dạng sinh học.
Bằng kinh nghiệm dân gian và dựa trên nhiều thành tựu
nghiên cứu khoa học hiện đại,Y dược học cổ truyền đã xây dựng nên một hệ thống
các chế phẩm thảo dược có giá trị to lớn, chiếm vị trí quan trọng trong nền y
học nước ta. Đa số các chế phẩm này là hỗn hợp phức tạp của nhiều hợp chất hóa
học mà trong đó hợp chất có hiệu lực chủ yếu trong quá trình điều trị lại chưa được
phân lập và xác định. Do đó, hướng nghiên cứu thành phần hóa học các thảo dược
là công việc quan trọng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao hiện nay. Một
trong những dược liệu quý chưa được nghiên cứu nhiều là cây Bằng Lăng nước (Lagerstroemia
speciosa). Loài Lagerstroemia speciosa ở Việt Nam còn gọi là Bằng lăng nước hay
Bằng lăng tím. Đây là loại cây của vùng nhiệt đới, thường nở hoa thành những
chùm tím biếc, lộng lẫy. Bên cạnh vẻ đẹp rất riêng đó, Bằng lăng tím
(Lagerstroemia speciosa) còn là một cây thuốc có giá trị trong Y học cổ truyền.
Ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Philippin v.v… các chế phẩm từ lá Bằng lăng
thường xuyên được sử dụng để làm giảm mức đường huyết trong máu đối với những
bệnh nhân tiểu đường, đây là một căn bệnh khá phổ biến trong thời đại hiện nay.
Do đó, việc nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bằng lăng nước để tìm hiểu
hoạt chất có tác dụng chữa căn bệnh này, chứng minh cho hoạt tính của cây, là
công việc rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Vì vậy, trong khuôn khổ luận
văn thạc sĩ Hóa học, chuyên ngành Hóa học Hữu cơ này, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học của cành và lá
cây Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa) trồng ở Hà Nội”, với mục tiêu
đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự lỗ lực chung của ngành Hóa
thực vật trong nghiên cứu về các cây thuốc cổ truyền Việt Nam.
Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
Bài viết liên quan