[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu biến động sử dụng đất tại thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2000-2010

[/kythuat]
[tomtat]
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu biến động sử dụng đất tại thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2000-2010
MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi Quốc gia. Một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia đôi khi còn được tính theo mức độ biến động trong quá trình sử dụng đất của Quốc gia đó. Việc gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh làm cho quỹ đất quốc gia bị biến động. Vậy, làm thế nào để quản lý đất đai hiệu quả và chặt chẽ nhất nhằm bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai?. Đây là câu hỏi đặt ra cho các cấp chính quyền mà trực tiếp là các nhà quản lý đất đai.
Trong những năm trước đây, công tác quản lý đất đai của nước ta chưa được coi trọng, gần như bị lãng quên, gây ra nhiều tiêu cực xã hội ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Mặt khác, trong cơ chế thị trường ngày nay sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế kéo theo sự đa dạng của các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất.
Để có sự quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguồn tài nguyên vô giá này, việc đổi mới công tác quản lý đất đai là rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi các thông tin phải chính xác, nhanh chóng và kịp thời nên việc ứng dụng các phương pháp làm bản đồ truyền thống không còn phù hợp và một bộ công cụ làm bản đồ mới ra đời, đáp ứng được nhu cầu trên. Đó là hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Systems), viết tắt là GIS. Hệ thống này có các chức năng cơ bản là tự động tìm kiếm, thu thập và quản lý thông tin theo ý muốn, đặc biệt có khả năng chuẩn hóa và biểu thị các số liệu không gian từ thế giới thực tại phục vụ cho các mục đích khác nhau trong sản xuất và trong nghiên cứu khoa học.
Sự ra đời của hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một bước tiến hết sức to lớn trên con đường đưa các ý tưởng, kết quả nghiên cứu địa lý, cách tiếp cận hệ thống theo quan điểm địa lý học hiện đại vào cuộc sống. Ngày nay, GIS được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến địa lý như: thành lập bản đồ, phân tích dữ liệu không gian đánh giá tài nguyên đất, xây dựng, quy hoạch đô thị và nông thôn…GIS được sử dụng trong nhiều ngành kỹ thuật trong đó có ngành quản lý đất đai. Khoa học công nghệ của ngành quản lý đất đai chủ yếu vào ba lĩnh vực là: công nghệ thu thập thông tin, công nghệ sử lý thông tin và quản lý thông tin. Với tình hình biến động đất đai như ngày nay, việc quản lý đất đai bằng sổ sách và bản đồ giấy không thể đáp ứng được nhu cầu cập nhật những thông tin về biến động đất đai một cách kịp thời. Công tác xây dựng và chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một hoạt động lớn của ngành quản lý đất đai. Nó đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ và nỗ lực to lớn của tất cả các cấp quản lý cũng như nghiệp vụ kỹ thuật trong toàn ngành. Để đưa hoạt động chỉnh lý và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở tất cả các cấp theo định kỳ hàng năm và 5 năm vào nề nếp, việc đưa công nghệ thông tin vào trong công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất là điều cần thiết nó đáp ứng được tính cấp thiết và độ chính xác mà trong công tác quản lý đất đai đòi hỏi.
Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt trong những năm qua với sự chuyển mình mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa chung của cả nước, bộ mặt thành phố thay đổi nhanh chóng theo hướng giảm đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất sử dụng vào mục đích công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm gần đây, công tác quản lý về đất đai nói riêng và tình hình thực hiện Pháp Luật đất đai trên địa bàn thành phố đã bắt đầu đi vào nề nếp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan công tác cập nhật biến động đất đai chưa tốt, chưa kịp thời, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho công tác chưa đầy đủ, đồng bộ, đa số còn lạc hậu, trình độ, năng lực cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở các cấp còn chưa cao, nhất là cán bộ địa chính cơ sở.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan