Home
1-luan-an-thac-si
nong-lam-ngu
Điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh ở các vùng sinh thái Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung
[giaban]0.000 VNĐ[/giaban]
[kythuat]
[/kythuat]
[tomtat]
[tomtat]
Điều tra, đánh giá các mô hình rừng
trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh ở
các vùng sinh thái Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung
ĐẶT VẤN ĐỀ
« Chọn cây gì trên lập
địa nào để đáp ứng được tốt nhất mục tiêu đặt ra? » là câu hỏi đầu tiên mà các
nhà đầu tư trồng rừng phải tìm câu trả lời. Việt Nam là một nước nhiệt đới, các
loài cây sẵn có trong rừng tự nhiên là rất phong phú, nhưng trong danh sách các
loài cây trồng rừng lại rất ít các loài cây bản địa và nếu có thì qui mô ít hơn
nhiều so với các loài nhập nội như Bạch đàn, Keo hoặc Thông. Điều này có nhiều
nguyên nhân khác nhau thuộc về khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và kinh tế
- xã hội. Về mặt khoa học tự nhiên thì hiểu biết của chúng ta về nhu cầu sinh
thái và phản ứng của các loài cây bản địa còn quá ít ỏi. Rất nhiều loài cây tồn
tại trong rừng tự nhiên không thể đem trồng ở đất trống vì quan hệ khí hậu ở đó
mâu thuẫn với yêu cầu sinh thái của chúng. Thường thì các loài cây lá rộng bản
địa có giá trị kinh tế lại là những loài không thích hợp hoặc rất khó cho việc
trồng rừng tập trung ở đất trống đồi núi trọc. Chỉ một số loài mà vốn bản tính
tự nhiên đã ưa sáng, chịu được hạn như Mỡ (Manglieta glauca), Bồ đề (Styrax
tonkinensis), Xoan (Melia azedarach), hay những loài vốn đã sống trong các điều
kiện lập địa cực đoan hoặc các vùng khí hậu bất lợi như vùng mưa mùa đông hay
các vùng có mùa khô hạn kéo dài, đó là các loài như: Thông (Pinus spp), Bạch
đàn (Eucalyptus spp), Phi lao (Casuarina spp), Tếch (Teaktona grandis) và các
loài cây ở rừng khộp mới có khả năng trồng tập trung trên đất trống. Về mặt
kinh tế-xã hội thì các loài cây lá rộng bản địa thường có chu kỳ sinh trưởng rất
lâu mới cho sản phẩm, vốn đầu tư bị chôn lâu hơn nhiều so với các cây nhập nội
sinh trưởng nhanh hơn, hiệu quả kinh tế mang lại nhanh hơn. Sự gia tăng dân số
kéo theo các nhu cầu lâm sản ngày càng cao trong khi khả năng cung cấp của rừng
tự nhiên ngày một hạn chế. Điều này dẫn đến việc các chính phủ và các ngành
công nghiệp phải đẩy mạnh trồng rừng, đặc biệt là rừng có khả năng mọc nhanh và
chu kỳ canh tác ngắn để đáp ứng đòi hỏi của sản xuất. Hơn một nửa thế kỷ qua,
trồng rừng cung cấp gỗ cho các ngành công nghiệp đã trở thành thương vụ lớn và
việc mở rộng rừng trồng cây mọc nhanh phát triển rất nhanh ở một số nước. Người
ta đã ước lượng rằng, hiện tại có gần 10 triệu ha rừng trồng cây mọc nhanh trên
phạm vi toàn cầu, mỗi năm diện tích này gia tăng khoảng 0,8 đến 1,2 triệu ha và
việc mở rộng rừng trồng cây mọc nhanh sẽ tiếp tục trong tương lai gần.
Rừng trồng cây mọc
nhanh chu kỳ ngắn chủ yếu là nhằm mục đích sản xuất gỗ nguyên liệu giấy, tuy
nhiên nhu cầu về gỗ lớn đang gia tăng cũng đã thúc đẩy các nhà lâm nghiệp quan
tâm nghiên cứu trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh.
Gần đây, nhà nước đã
quan tâm đầu tư cho các đề tài nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và kinh tế xã
hội để phát triển trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh. Một trong số các đề tài đã và
đang được thực hiện là đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu các giải pháp khoa học
công nghệ và kinh tế-xã hội trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh trên đất trống còn
tính chất đất rừng và đất rừng nghèo kiệt” do TS. Trần Văn Con, Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì. Trong đề tài nói trên, nhóm nghiên cứu của Viện
Khoa học Lâm nghiệp quan niệm: “Rừng trồng “gỗ lớn mọc nhanh” là các rừng trồng
“thương mại” với cường độ kinh doanh cao, được thiết lập tương đối tập trung,
chủ yếu là thuần loài (cây bản địa hoặc nhập nội) mọc nhanh (có năng suất trên
15 m3/ha/năm) để sản xuất gỗ lớn (có đường kính trên 25 cm) với luân kỳ kinh
doanh tối đa là 30 năm”.
Trong thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp cao học, tôi được nhóm nghiên cứu đề tài cho phép tham gia
cộng tác và thực hiện luận văn của mình với tiêu đề: “Điều tra, đánh giá các mô
hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn,
mọc nhanh ở các vùng sinh thái Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung”. Đây là một
trong những nội dung nghiên cứu của đề tài nói trên với mong muốn thông qua việc
đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn đã có ở 2 vùng sinh thái lâm
nghiệp (Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung) góp phần đưa ra các cơ sở lý luận
và thực tiễn lựa chọn các loài cây có khả năng trồng rừng cung cấp gỗ lớn với
luân kỳ sản xuất tương đối ngắn (dưới 30 năm) trên các lập địa còn tính chất đất
rừng và rừng nghèo kiệt.
Xem online tài liệu bị
lỗi các bạn nên down về
Bài viết liên quan