[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp đến Collembola (Insecta) trên đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa và đất trồng ngô, lúa Đan Phượng, Hà Nội

[/kythuat]
[tomtat]
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp đến Collembola (Insecta) trên đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa và đất trồng ngô, lúa Đan Phượng, Hà Nội
MỞ ĐẦU
Hàng năm cây trồng lấy đi của đất một lượng chất hữu cơ lớn, nếu không bù lại cho đất lượng chất hữu cơ bị mất đó thì đất sẽ bị thoái hoá, mất khả năng canh tác. Phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và bổ sung độ màu mỡ cho đất. Sử dụng hợp lý các loại phân bón vừa có tác dụng tăng năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản vừa bảo vệ chất lượng đất canh tác. Phân bón hoá học có nhiều ưu việt như thúc đấy quá trình sinh trưởng, phát triển, làm tăng đột biến năng suất của các loại cây trồng, tiết kiệm ngày công và sức lao động của người dân. Song nó cũng có nhược điểm rất lớn, đó là một phần phân bón hoá học không được cây trồng hấp thụ, nó sẽ tích tụ trong đất, lâu dần làm đất bị thoái hoá, làm sâu bệnh gia tăng, làm giảm dần năng suất, chất lượng cây trồng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.
Các chất mùn trong đất chỉ được cung cấp bởi các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, sự bồi đắp phù sa... Đất trồng và cây trồng cần đầy đủ các chất dinh dưỡng từ các loại phân cung cấp, do đó không thể dùng phân hóa học để thay thế hoàn toàn cho phân hữu cơ được mà phải dùng kết hợp các loại mới mang lại hiệu quả sản xuất cao.
Việc bón phân hữu cơ không chỉ cung cấp độ mùn cho đất giúp ruộng giàu chất dinh dưỡng mà còn làm cho đất tơi xốp giúp rễ cây dễ hấp thu các chất dinh dưỡng trong đất, dễ trao đổi chất và quang hợp.
Trong sản xuất nông nghiệp, phần còn lại của cây trồng (thân, lá, rễ...) sau khi đáp ứng nhu cầu của con người gọi là phụ phẩm nông nghiệp (PPNN). Lượng phụ phẩm này nếu không được xử lý thích hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường. Biện pháp được người dân sử dụng nhiều là phơi khô PPNN làm chất đốt, làm thức ăn cho gia súc. Nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, lượng PPNN được sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân ngày càng giảm, mà PPNN chủ yếu được đốt để lấy tro bón ruộng, tuy nhiên biện pháp xử lý PPNN này lại thải ra lượng khí CO2 lớn gây ô nhiễm cho bầu khí quyển. Do vậy, cần tìm ra biện pháp xử lý PPNN có hiệu quả hơn mà không gây hại tới môi trường. Lượng phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp tương đối nhiều, nếu ủ thành phân hữu cơ để bón cho đồng ruộng là đưa lại lợi ích kép, là phát triển sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người [5].
Collembola là động vật ở đất có kích thước nhỏ bé. Chúng có số lượng cá thể đông, phân bố rộng và rất nhạy cảm với những thay đổi của điều kiện môi trường. Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng Collembola làm chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng môi trường đất. [1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 11, 12, 13, 15, 20, 26]. Do vậy để có thêm những luận chứng khoa học về vai trò của phân hữu cơ và PPNN tới đất, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp đến Collembola (Insecta) trên đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa và đất trồng ngô, lúa Đan Phượng, Hà Nội.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan