Home
1-luan-an-thac-si
khoa-hoc-tu-nhien-thac-si
Nghiên cứu lựa chọn điều kiện thích hợp đến khả năng sinh enzyme ngoại bào manganese peroxidase, phân hủy thuốc nhuộm từ chủng nấm sợi Aspergillus sp. FBH11
[giaban]0.000 VNĐ[/giaban]
[kythuat]
[/kythuat]
[tomtat]
[tomtat]
Nghiên cứu lựa chọn điều kiện thích
hợp đến khả năng sinh enzyme ngoại bào manganese peroxidase, phân hủy thuốc nhuộm
từ chủng nấm sợi Aspergillus sp. FBH11
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói chiến dịch
dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới.
Trong thời gian hơn 10 năm từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã rải khoảng
100 triệu lít các loại chất diệt cỏ chứa dioxin xuống nhiều vùng miền Trung và
miền Nam Việt Nam. Các nghiên cứu của nhiều cơ quan khoa học và công nghệ Việt
Nam và phân tích một số mẫu tại Cộng hòa Liên bang Nga, Canada, Nhật Bản, các
phòng phân tích của Hoa Kỳ cho thấy trong đất tại sân bay Đà Nẵng cũng như Biên
Hòa độ tồn lưu của PCDDs, PCDFs, 2,4,5-T, 2,4-D, TCD, DCP, PAHs vẫn còn cao. Một
số đặc điểm nổi bật là tại sân bay Đà Nẵng đồng phân 2,3,7,8-TCDD đã phân tích
được ở mức khá cao và rất cao chiếm tới 90% tổng độ độc. Trong nhiều mẫu đất, tổng
độ độc 2,3,7,8-TCDD lớn hơn 99% tất cả độ độc của PCDDs và PCDFs. Ngoài ra, hàm
lượng 2,4-D và 2,4,5-T vẫn còn ở mức rất lớn.
Do vậy, việc nghiên cứu
để tìm ra giải pháp tẩy độc các điểm nóng nhiễm chất độc hóa học là một nhiệm vụ
hết sức cần thiết. Nhóm nghiên cứu các hợp chất khó phân hủy (POP) - Viện Công
nghệ sinh học đã và đang tiến hành nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ
phân hủy sinh học trong các hố chôn lấp tích cực (tức là cô lập, hấp phụ kết hợp
với kích thích sinh học) để xử lý đất nhiễm chất diệt cỏ chứa dioxin tại sân
bay Đà Nẵng và Biên Hòa. Trong 11 năm nghiên cứu bằng công nghệ phân hủy sinh học
50-70% tổng độ độc đã bị loại bỏ trong thời gian 2 năm [3]. Công trình tẩy độc
3384 m3 đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin tại sân bay Biên Hòa bằng công nghệ phân
hủy sinh học đã được thực hiện từ năm 2009 và đang trong quá trình quan trắc và
đánh giá hiệu quả khử độc.
Một trong bốn cơ chế
phân hủy dioxin hay POP nói chung, cơ chế xúc tác phá vỡ cấu trúc của dioxin và
các chất vòng thơm khác gần đây đang rất được quan tâm. Vì vậy phân lập và tuyển
chọn những chủng vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp enzyme ngoại bào để thúc
đẩy việc xử lý khử độc đã được nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu.
Hệ enzyme ngoại bào thường
được trong xử lý sinh học đất và sử dụng enzyme ngoại bào cho các quá trình xử
lý các chất hữu cơ khác là một định hướng rất quan trọng, chúng có khả năng phá
vỡ các liên kết trong các hợp chất hữu cơ hoặc xúc tác chuyển hóa chúng thành
các chất ít độc hơn và các dạng dễ phân hủy hơn. Nhóm enzyme ngoại bào có vai
trò lớn trong quá trình phân hủy các hợp chất khó phân hủy gồm có laccase
(Lac), manganese peroxidase (MnP), lignin peroxidase (LiP), trong đó enzyme MnP
là một trong những enzyme có khả năng ứng dụng cao.
Trên thế giới, ba loại
enzyme MnP, LiP và Lac được nghiên cứu nhiều nhất và tập trung trên đối tượng nấm
đảm. Như đã đề cập ở trên tại Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng ba loại
enzyme nói trên mới bắt đầu trong vài năm gần đây nhất là trên đối tượng chất độc
hóa học chất diệt cỏ chứa dioxin chưa có nhiều nghiên cứu. Do đó, việc nghiên cứu
và tìm ra được các loại enzyme ngoại bào sinh tổng hợp từ các chủng vi sinh vật
bản địa tại đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin là hướng đi có tính khả thi cho việc
áp dụng vào xử lý các khu vực đang bị ô nhiễm và là nguyên liệu sinh học cho các
quá trình xử lý các chất vòng thơm khác trong đó có thuốc nhuộm.
Hiện nay, tình trạng ô
nhiễm thuốc nhuộm, màu ở Việt Nam đã trở nên báo động. Các nhà máy, hộ gia đình
trong quá trình sản xuất vải sợi đã thải trực tiếp nước nhuộm vải sợi ra môi
trường mà không qua bất kỳ một phương pháp xử lý nào. Ảnh hưởng trực tiếp tới
môi trường sống của bộ phận lớn khu dân cư lân cận. Do đó, xây dựng các quy
trình công nghệ để xử lý nước thải cho ngành công nghiệp này là một trong những
ưu tiên ở Việt Nam. Song, cho tới nay chúng tôi vẫn chưa tìm thấy một tài liệu
nào công bố về phương pháp phân hủy thuốc nhuộm, màu đã được áp dụng thành công
trên quy mô lớn ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra là liệu rằng chúng ta có thể xây dựng
một “công nghệ xanh” để áp dụng xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm thuốc nhuộm? Đó
là câu hỏi cho các nhà khoa học công nghệ Việt Nam trước thực trạng ô nhiễm màu
hiện nay!
Dựa trên những kết quả
phân lập các chủng vi sinh vật tại khu vực nhiễm chất diệt cỏ/dioxin tại sân
bay Biên Hòa, một số chủng nấm sợi đã được phân lập tuyển chọn. Với mục đích có
cơ sở khoa học để ứng dụng một trong ba enzyme ngoại bào trong xử lý ô nhiễm
các chất đa vòng thơm, chúng tôi đã thực hiện đề tài: Nghiên cứu lựa chọn điều kiện thích hợp đến khả năng sinh enzyme ngoại
bào manganese peroxidase, phân hủy thuốc nhuộm từ chủng nấm sợi Aspergillus sp.
FBH11
Các nội dung nghiên cứu bao gồm:
1, Phân lập, tuyển chọn
và sàng lọc các chủng nấm sợi có khả năng sinh enzyme ngoại bào MnP, LiP và
laccase cao từ mẫu đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin tại sân bay Biên Hòa.
2, Lựa chọn điều kiện
nuôi cấy thích hợp cho chủng nấm được lựa chọn sinh MnP cao.
3, Đánh giá khả năng
phân hủy thuốc nhuộm của chủng nấm và từ dịch enzyme thô trong điều kiện phòng
thí nghiệm.
4, Lên men rắn, lên men
lỏng trong bioreactor, thu dịch enzyme để thử nghiệm xử lý các chất vòng thơm
trong đó có thuốc nhuộm.
Xem online tài liệu bị
lỗi các bạn nên down về
Bài viết liên quan