Home
1-luan-an-thac-si
ky-thuat-thac-si
Nghiên cứu nâng cao chất lượng điều khiển hệ truyền động sử dụng động cơ đồng bộ kích từ nam châm vĩnh cửu bằng phương pháp điều khiển phi tuyến tựa theo thụ động (Passivity - Based)
[giaban]0.000 VNĐ[/giaban]
[kythuat]
[/kythuat]
[tomtat]
[tomtat]
Nghiên
cứu nâng cao chất lượng điều khiển hệ truyền động sử dụng động cơ đồng bộ kích
từ nam châm vĩnh cửu bằng phương pháp điều khiển phi tuyến tựa theo thụ động
(Passivity - Based)
MỞ
ĐẦU
Năng lượng là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong xã hội
chúng ta. Ở bất kỳ quốc gia nào, năng lượng nói chung và năng lượng điện nói
riêng luôn luôn được coi là ngành công nghiệp mang tính chất xương sống cho sự phát
trển của nền kinh tế. Việc sản xuất và sử dụng điện năng một cách hiệu quả luôn
được coi trọng một cách đặc biệt. Ý nghĩa quan trọng và cũng là mục tiêu cao cả
nhất của ngành công nghiệp then chốt này là nhằm nâng cao đời sống của mỗi người
dân.
Xã hội không ngừng phát triển, sinh hoạt của nhân dân không
ngừng được nâng cao nên cần phải phát triển nhiều loại máy điện mới. Tốc độ
phát triển của nền sản xuất công nông nghiệp của một nước đòi hỏi sự phát triển
tương ứng của ngành công nghiệp điện lực. Do đó yêu cầu ngành chế tạo máy điện
có những yêu cầu cao hơn.
Do nhu cầu năng lượng trên thế giới và nước ta ngày càng
tăng. Việc nâng cao hiệu suất năng lượng trong các hệ truyền động sử dụng động
cơ điện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với mục đích bảo tồn năng lượng
trong các hệ truyền động, Yaskawa Electric đã phát triển một loại động cơ hiệu
suất cao mới có những đặc điểm mômen quay tăng cường và kích cỡ nhỏ hơn so với
các động cơ điện cảm ứng AC thông thường. Động cơ đồng bộ IPM mới sử dụng nam
châm vĩnh cửu bên trong được gắn với rôto (khối quay) nhằm tạo ra mật độ thông
lượng và khả năng phân phối mạnh hơn góp phần làm cho mômen quay tốt hơn.
Trong những ứng dụng mômen quay lớn, IPM đem lại rất nhiều
lợi ích. Chẳng hạn đối với máy công cụ, nó giảm thiểu lượng nhiệt thất thoát,
do đó không chỉ góp phần tiết kiệm năng lượng mà còn giúp duy trì độ chính xác
của máy công cụ.
Từ nhƣ̃ng đánh giá quan trọng trên chúng ta cần phải
tiến hành nghiên cỨu các phương pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào
việc điều khiển động cơ đồng bộ kích từ nam châm vĩnh cửu (hay kích thích vĩnh
cửu viết tắt là KTVC) sao cho có hiệu suất và chất lượng cao. Từ đó góp phần
xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp và hiện đại.
Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cỨu
tổng hợp kỹ thuật, thuật toán điều khiển trong hệ thống điều khiển
động cơ đồng bộ KTVC nhằm khai thác tốt những tính năng vượt trội vô cùng
quý giá này. Trong khuôn khổ đề tài này, tôi đưa ra các thuật toán thiết kế bộ
điều khiển phi tuyến dựa trên thụ động (Passivity – Based) nhằm thấy được tính
khả thi của việc áp dụng phương pháp này để tạo ra mật độ thông lượng và khả
năng phân phối mạnh hơn góp phần làm cho mômen quay tốt hơn, từ đó cải thiện
chất lượng của hệ thống điều khiển. Sau đó được kiểm tra tính đúng đắn của các
thuật toán trên hệ thống điều khiển động cơ đồng bộ KTVC bằng mô phỏng
Matlab-Simulink.- Plecs.
Nội dung của đề tài được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về các hệ thống điều khiển phi tuyến và
áp dụng cho động cơ động cơ đồng bộ kích từ nam châm vĩnh cửu (hay kích thích
vĩnh cửu).
Chương 2: Xây dựng cấu trúc điều khiển hệ thống.
Chương 3: Áp dụng phương điều khiển phi tuyến tựa theo thụ
động cho hệ thống.
Chương 4: Mô phỏng và đánh giá chất lượng hệ thống điều
khiển.
Trong quá trình tiến hành làm luận văn, mặc dù được sự hướng
dẫn tận tình của thầy giáo hướng đẫn PGS.TS Nguyễn Như Hiển và bản thân em cũng
cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu và các công trình đã nghiên cứu, công bố
trên các tạp chí và ấn phẩm khoa học, xong luận văn không thể tránh khỏi được
các thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét đánh
giá quý báu của các thầy cô giáo, những nhà nghiên cứu khoa học quan tâm và
đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn tận tình
và chu đáo của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Như Hiển cùng các thầy, cô
giáo khác như thầy Đặng Danh Hoằng và các Thầy, Cô giáo khác đã giúp đỡ
về chuyên môn và các tài liệu làm cho em có được một luận văn hoàn chỉnh, sâu
sắc.
Em xin trân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, Ban giám hiệu trường
Đại học kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về
mọi mặt để em hoàn thành khóa học.
Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
Bài viết liên quan