[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Nghiên cứu thành phần hoá học cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.)), họ Thiên lý ở Thái Nguyên

[/kythuat]
[tomtat]
Nghiên cứu thành phần hoá học cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.)), họ Thiên lý ở Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
Nền Y dược học cổ truyền ở Việt Nam đã có từ bao đời nay, hiện nay vẫn đang được coi là một trong những phương pháp chữa bệnh có vai trò và tiềm năng to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và phòng chống các loại dịch bệnh phục vụ sức khỏe cho nhân dân của Nhà nước ta.
Từ nhiều thế kỷ nay, những bài thuốc Y học cổ truyền được coi như một kho tàng dược liệu quí báu. Đảng và Nhà nước đã xây dựng một chiến lược phát triển Y học cổ truyền trong đó y tế phối hợp với các ngành khoa học tự nhiên, các tổ chức xã hội nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển nhằm xây dựng nền y dược học Việt Nam ngày càng khoa học hiện đại nâng cao tính khoa học và phát huy tiềm năng Y học cổ truyền trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa nên được thừa hưởng nguồn động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng sinh học với nhiều cây dược liệu quí. Các hợp chất thiên nhiên thể hiện hoạt tính sinh học rất phong phú và là một trong những định hướng làm chất dẫn đường để các nhà khoa học có thể tổng hợp ra nhiều loại hoạt chất mới chống lại các bệnh hiểm nghèo, các chất bảo quản thực phẩm cũng như các chế phẩm phục vụ nông nghiệp có hoạt tính sinh học cao ít ảnh hưởng đến môi trường.
Việc sử dụng các loại thuốc thảo dược theo cách cổ truyền hay từ các hợp chất nguồn gốc tự nhiên có xu hướng ngày càng tăng đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền Y học (Các thuốc chữa bệnh có nguồn gốc tự nhiên chiếm tới 60% [13]). Chế phẩm thảo dược dù chỉ có một hoặc nhiều loại dược liệu đều là hỗn hợp của nhiều hợp chất khác nhau và trong mọi trường hợp hầu hết còn chưa xác định được rõ hoạt chất chính của chúng. Vì vậy, những bài thuốc sử dụng thảo dược hay những cây dược liệu là đối tượng để cho các nhà khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ về bản chất các hoạt chất có trong cây cỏ thiên nhiên. Từ đó định hướng cho việc nghiên cứu, gieo trồng, thu hoạch, chiết xuất ra các loại hoạt chất mới hay bằng con đường bán tổng hợp để tạo ra những chất có hoạt tính sinh học cao, nhanh chóng đưa vào công tác chữa trị nhiều loại bệnh thông thường cũng như nan y. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hóa thực vật những cây cỏ thiên nhiên có một ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
Gần đây, việc nghiên cứu và chiết xuất thành công axit shikimic từ cây Hồi Lạng sơn (Illicium verum), nguyên liệu ban đầu để sản xuất tamiflu (oseltamivir photphat) làm thuốc trị dịch cúm gia cầm H5N1, hay như chè Mallotus từ cây Ngũ gia bì (Mallotus apellta) trong việc hỗ trợ và điều trị ung thư ở Việt Nam là những ví dụ cụ thể cho hướng nghiên cứu này… Những kết quả nói trên có phần đóng góp xứng đáng của các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành như sinh học, hoá học, công nghệ học v.v... Theo điều tra xã hội học toàn quốc năm 2002, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của người từ 30 tuổi đến 64 tuổi của Việt Nam là 2,7% (gần 2 triệu người), riêng khu vực thành thị tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường là 4,4%, trong đó tỷ lệ bệnh nhân chưa chuẩn đoán bệnh và điều trị là 64,6%. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, 44% người bệnh tiểu đường ở nước ta bị biến chứng thần kinh, 71% biến chứng về thận, 8% bị biến chứng về mắt. Ngoài ra còn các biến chứng về tim mạch, khớp… Các biến chứng này thường tạo nên các di chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế suốt đời hoặc tử vong. Tiếp tục theo hướng nghiên cứu nói trên, cây Dây thìa canh hay còn gọi là Dây muôi, với danh pháp khoa học là Gymnema sylvestre (Retz.), thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae) thuộc loại thực vật của Việt nam, lại là cây thuốc dân gian có tác dụng chống đái tháo đường tốt, chế phẩm Diabetna chiết xuất từ cây này đã được sử dụng để điều trị các bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của nó được công bố kể cả trong và ngoài nước, tuy nhiên cũng còn rất nhiều khía cạnh cần được tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng hơn kể cả thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của cây Dây thìa canh. Do vậy, chúng tôi đã chọn đề tài với tên: “Nghiên cứu thành phần hoá học cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.)), họ Thiên lý ở Thái Nguyên” là nội dung chính của luận văn.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan