[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Phân lập, tuyển chọn chủng vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng Steinernema sp.TĐ3 ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm

[/kythuat]
[tomtat]
Phân lập, tuyển chọn chủng vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng Steinernema sp.TĐ3 ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm
MỞ ĐẦU
Ngày nay, nhờ sự có mặt của nhiều kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn mạnh nên đã góp phần giải quyết được nhiều bệnh nhiễm trùng mắc phải. Tuy nhiên tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đang ngày càng tăng cao (ở Mỹ: khoảng 70%). Theo ước tính của các Trung tâm kiểm soát bệnh (Centers for Disease Control - CDC) của Mỹ, hàng năm ở Mỹ có khoảng 90 000 ca tử vong/ 2 triệu ca mắc bệnh nhiễm trùng [1].
Sự kháng thuốc của nhiều loại vi khuẩn ngày càng gia tăng đang là mối lo ngại mang tính toàn cầu. Nhiều kháng sinh mà con người tìm ra nay không còn công hiệu trong việc điều trị. Nhiều kháng sinh chỉ xuất hiện và sử dụng trong một thời gian ngắn bị kháng, trong khi việc nghiên cứu tìm ra những loại kháng sinh mới không thể thực hiện trong thời gian ngắn, nhất là tìm ra những loại kháng sinh điều trị vi khuẩn kháng kháng sinh. Vì vậy, nhu cầu khẩn cấp là cần có những thuốc kháng vi sinh vật mới để kiểm soát những căn bệnh một cách có hiệu quả [2]. Chính vì vậy, ngoài những kháng sinh tổng hợp, kháng sinh bán tổng hợp, kháng sinh tự nhiên đang có mặt trên thị trường thì ngành công nghiệp dược phẩm đang tìm kiếm những chất kháng vi sinh vật từ những nguồn gốc khác vừa có hiệu lực cao, vừa có hoạt phổ rộng mà lại thân thiện với môi trường.
Các vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng ký sinh gây bệnh với côn trùng (Entomopathogenic Nematodes - EPN) đang là đối tượng nghiên cứu mới của các nhà khoa học về khả năng diệt côn trùng gây hại và khả năng sinh kháng sinh khi chúng có khả năng ngăn chặn các vi sinh vật khác xâm nhập vào xác chết côn trùng vật chủ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sản phẩm trao đổi chất thứ cấp của các vi khuẩn cộng sinh có khả năng kháng vi sinh vật hoạt phổ rộng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm và các tế bào ung thư [6,15].
Việt Nam là đất nước có vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ấm, mưa nhiều nên tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng có tính đa dạng khá cao. Hiện nay, khoảng hơn 40 chủng EPN đã được phân lập từ các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam [3,8] và đây cũng là nguồn cung cấp vi khuẩn cộng sinh có ý nghĩa khoa học không chỉ ở Việt Nam mà còn có ý nghĩa trên thế giới trong việc nghiên cứu các chất kháng sinh mới phục vụ cho con người, động vật, thực vật.
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tuyến trùng rất có giá trị và có ý nghĩa khoa học trong xác định hình thái, đa dạng loài nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về vi khuẩ n cộ ng sinh với tuyến trùng và các sản phẩm trao đổi chất của chúng. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phân lập, tuyển chọn chủng vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng Steinernema sp.TĐ3 ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm”.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan