Home
1-luan-an-thac-si
khoa-hoc-xa-hoi-thac-si
Quản lý hoạt động đánh giá của giáo viên THCS về kết quả học tập của học sinh huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh
[giaban]0.000 VNĐ[/giaban]
[kythuat]
[/kythuat]
[tomtat]
[tomtat]
Quản lý hoạt động đánh
giá của giáo viên THCS về kết quả học tập của học sinh huyện Thuận Thành tỉnh Bắc
Ninh
MỞ ĐẦU
Công tác kiểm
tra đánh giá có vị trí và vai trò quan trọng đặc biệt trong quá trình dạy học và
nâng cao hiệu quả giáo dục. Nó tham gia vào mọi giai đoạn của quá trình dạy học
và làm động lực tích cực thúc đẩy hoạt động dạy học. Kiểm tra, đánh giá là công
việc không thể thiếu của quá trình dạy học và luôn phải được tiến hành thường
xuyên.
Kiểm tra,
đánh giá là hoạt động diễn ra trong suốt quá trình dạy học, nó phụ thuộc rất
nhiều vào công tác chỉ đạo của hiệu trưởng, vào trình độ và năng lực giáo viên,
đồng thời vào các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập. Hiện
nay, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS còn nhiều bất cập.
Trên thực tế hiệu trưởng phải thường xuyên quản lý để bảo đảm tốt những mặt sau
trong kiểm tra, thi và đánh giá tại trường mình: 1. Thực hiện nghiêm túc các
quy chế về đánh giá, kiểm tra ở mọi thời điểm của cấp học; 2. Tăng cường thanh
tra, kiểm tra hoạt động dạy của GV; 3. Chỉ đạo chặt chẽ việc đảm bảo nề nếp, kỷ
cương trong dạy và học, tránh các biểu hiện tiêu cực khi đánh giá; 4. Đảm bảo tính
thống nhất, khách quan trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
HS.
Quản lý hoạt
động của trường, trong đó có quản lý hoạt động chuyên môn, là một trong những
chức năng của Ban giám hiệu nhà trường mà trong đó vai trò của hiệu trưởng có ý
nghĩa quyết định. Quản lí trường học tại cấp trường là trách nhiệm của hiệu trưởng
và các cấp quản lí trực thuộc hiệu trưởng như hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn.
Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý cấp trường rõ ràng cần xác định và thực hiện
những biện pháp nhất định trong lãnh đạo và quản lí trường mình nhằm quản lý hoạt
động đánh giá học sinh nói chung và đánh giá kết quả học tập nói riêng để bảo đảm
việc đánh giá đó được thực hiện đúng qui định, đúng hướng dẫn của cấp trên,
đúng yêu cầu dạy học môn học, đồng thời phù hợp với đặc điểm riêng của trường
mình. Nếu thiếu quản lý hoặc biện pháp quản lý thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng
giáo viên không đánh giá theo qui chế, hoặc đánh giá thiếu khách quan, thiếu
chính xác, thiếu trách nhiệm.
Đề tài “ Quản lý hoạt động đánh giá của giáo viên
THCS về kết quả học tập của học sinh huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh” có
thể là một trong những nghiên cứu tương đối mới, đi sâu xem xét vấn đề quản lý
hoạt động đánh giá tại cấp trường ở THCS. Đây là vấn đề cần được tìm hiểu
nghiêm túc, tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu tương đối
toàn diện và trực tiếp đối với vấn đề vừa đặt ra, dù là ở mức độ bước đầu. Gần
đây một số đề tài và luận văn đã xem xét những vấn đề chung của quản lí dạy học
trong nhà trường, nhưng chỉ đề cập hoạt động đánh giá. Vấn đề là đánh giá phải
được quản lý thế nào? Và bản thân việc quản lý ấy cần được thực hiện ra sao ở
trường? Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ quản lý
giáo dục.
Xem online
tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
Bài viết liên quan