Home
1-luan-an-thac-si
su-pham
Tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông của Đào Thắng)
[giaban]0.000 VNĐ[/giaban]
[kythuat]
[/kythuat]
[tomtat]
[tomtat]
Tiểu
thuyết về nông thôn sau đổi mới (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn
Khắc Trường và Dòng sông của Đào Thắng)
MỞ
ĐẦU
Nông thôn là một trong những mảng đề tài lớn được chú ý của
văn học Việt Nam. Kinh tế Việt Nam cho đến nay phần lớn vẫn là nền kinh tế nông
nghiệp cuộc sống đa phần là cuộc sống nông thôn nên đề tài nông thôn càng chiếm
vị trí quan trọng, thu hút được sự chú ý của các nhà văn có tài và tâm huyết
với nghề. Với sự phản ánh hiện thực nông thôn, từ lâu các nhà văn đã thể hiện
được phần quan trọng cuộc sống, con người Việt Nam qua các chặng đường phát
triển của dân tộc. Tuy nhiên ở mỗi thời kì cũng có những ràng buộc lịch sử nhất
định.
Từ đổi mới năm 86, với tinh thần tự do- dân chủ, nhìn thẳng
vào sự thật, nói đúng sự thật đã mang đến cho văn học một không khí hoàn toàn
khác hẳn. Nó như nguồn động viên, cổ vũ tinh thần lớn lao cho các nhà văn, giúp
họ được thoải mái hơn trong cách nhìn nhận, đánh giá theo cách riêng của bản
thân mình. Văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng viết về nông thôn vì thế
cũng có những bước chuyển biến quan trọng trong việc đổi mới tư duy và nghệ
thuật biểu hiện. Đào sâu vào vấn đề nhận thức và đánh giá lại lịch sử dân tộc,
với cái nhìn thế sự, con người (người nông dân) đã xuất hiện trên trang văn với
đầy đủ những cung bậc tình cảm, tâm trạng. Cùng với đó là cuộc sống riêng tư,
số phận con người được quan tâm - chú ý trong nhiều chiều đã tạo ra ấn tượng
tốt, được độc giả tích cực đón nhận với thái độ trân trọng và chia sẻ.
Mảnh đất lắm người nhiều ma (1991) của Nguyễn Khắc Trường và
Dòng sông mía (2004) của Đào Thắng là hai tiểu thuyết viết về nông thôn xuất
sắc của văn học Việt Nam sau đổi mới. Mảnh đất lắm người nhiều ma là tiểu
thuyết đặt ra một cách sáng rõ cái nhìn mới về nông thôn trong sự soi chiếu
nhiều chiều, còn Dòng sông mía đã đưa đến cho người đọc thấy rõ một nông thôn
vừa đằm thắm vạm vỡ, vừa đầy ắp thế sự với biết bao xung đột diễn ra trong sinh
hoạt làng xã, cộng đồng dân cư. Như vậy, có thể thấy hai tiểu thuyết này đã là
tiêu biểu cho văn xuôi viết về nông thôn sau đổi mới, đưa đến cho người đọc
những khám phá, trải nghiệm riêng rất đáng ghi nhận.
Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
Bài viết liên quan