Home
1-luan-an-thac-si
nong-lam-ngu
Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất vàn phẩm chất của một số tổ hợp lúa lai có triển vọng tại Thái Nguyên
[giaban]0.000 VNĐ[/giaban]
[kythuat]
[/kythuat]
[tomtat]
[tomtat]
Đánh
giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất vàn phẩm chất của một số tổ hợp
lúa lai có triển vọng tại Thái Nguyên
MỞ
ĐẦU
Trong những năm qua lúa lai đã khẳng định ưu thế về năng
suất, hiệu quả kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực nên tốc độ phát triển rất
nhanh. Sau Trung Quốc, Việt Nam có diện tích gieo trồng lúa lai đứng thứ 2 trên
thế giới, năm 2005 đạt khoảng 600.000 ha, trên 60% số tỉnh thành trồng lúa lai,
năng suất bình quân 63 tạ/ha (tăng 15 tạ/ha so với lúa thuần).
Tuy nhiên bộ giống lúa lai trong nước chưa thật sự phong
phú, lượng hạt giống nhập nội từ Trung Quốc chiếm 80%. Lúa lai nhập từ Trung Quốc
giá thành còn cao, chất lượng cơm gạo thường thấp hơn lúa thuần và trồng ở vụ
mùa thường bị bệnh bạc lá nặng.
Vì vậy để từng bước giải quyết khó khăn trên, đảm bảo phát
triển lúa lai bền vững, thời gian gần đây các cơ quan nghiên cứu trong nước đã
chọn tạo được một số tổ hợp lúa lai mới, có triển vọng nhằm đáp ứng về năng
suất, chất lượng, chống chịu và giá thành hạt lai, phù hợp điều kiện Việt Nam.
Thái Nguyên là tỉnh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi
trồng lúa lai, tuy nhiên diện tích lúa lai hàng năm đạt còn thấp (khoảng 7%).
Với mục tiêu nhanh chóng xác định được tổ hợp lúa lai tốt được chọn tạo trong
nước, phù hợp với điều kiện địa phương để đưa vào sản xuất thì việc thử nghiệm
đánh giá tính thích ứng tại địa phương là hết sức cần thiết. Do vậy tôi đã tiến
hành đề tài “Đánh giá khả năng sinh
trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của một số tổ hợp lúa lai có triển
vọng tại Thái Nguyên”
Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
Bài viết liên quan