Home
1-luan-an-thac-si
khoa-hoc-tu-nhien-thac-si
Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ trồng nhập nội trong quy trình thức ăn gia súc tại công ty giống bò sữa Mộc Châu
[giaban]0.000 VNĐ[/giaban]
[kythuat]
[/kythuat]
[tomtat]
[tomtat]
Đánh
giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ trồng nhập nội trong quy trình thức
ăn gia súc tại công ty giống bò sữa Mộc Châu
MỞ
ĐẦU
Trong kĩ thuật chăn nuôi gia súc như trâu, bò thì việc
nghiên cứu Đồng cỏ là cơ sở quan trọng nhất, càng quan trọng khi nền công nghiệp
chăn nuôi ngày càng phát triển trên đà thâm canh tăng năng xuất. Cỏ không những
là nguồn thức ăn gia súc có chất lượng, rẻ tiền và phù hợp với điều kiện nhiều
nước mà cỏ còn có những tác dụng khác như bảo vệ và cải tạo đất trồng dưới dạng
này hay dạng khác [10]. Đồng cỏ là kho dự trữ nguồn năng lượng tiềm tàng, gia
súc sẽ chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng cỏ thành thức ăn của con người.
Con người đã từ lâu biết khai thác đồng cỏ, nhưng lúc đầu còn hoàn toàn dựa vào
tự nhiên. Nhưng nhu cầu phát triển chăn nuôi ngày một lớn, hình thức chăn thả
tự nhiên như trước không thể đáp ứng được. Do đó đòi hỏi loài người phải đầu tư
trí tuệ cho việc khai thác đồng cỏ. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu
một cách toàn diện từ những đặc điểm sinh thái, sinh vật học đến các phương
thức cải tạo, sử dụng hợp lý để tạo ra sản phẩm tối đa trên đơn vị diện tích
đồng cỏ trồng cũng như tự nhiên [7].
Tuy nhiên, đến nay quan niệm về đồng cỏ là vấn đề còn đang
tranh cãi. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những đặc điểm cần có của loại hình
đồng cỏ hoặc nhóm đặc điểm và cũng đã đưa ra hàng loạt định nghĩa về đồng cỏ.
Liên Xô (cũ ): Thuật ngữ đồng cỏ là để chỉ những vùng đất đai rộng lớn, có ít
cây gỗ và cũng không thích hợp với việc trồng trọt, thực vật sinh trưởng ở đây
là cỏ để chăn nuôi. Theo Anh, Mĩ : Đồng cỏ là chỉ những vùng đất đai rộng lớn
không có cây gỗ, không trồng các loại cây nông nghiệp, phần lớn là cỏ, thích
hợp để kinh doanh ngành chăn nuôi. Theo Pháp, Đức: Đồng cỏ là chỉ những vùng
khô khan, không có những loại cây gỗ mọc, những vùng chưa trồng trọt, trong đó
hoàn cảnh đất đai khác nhau, phần lớn là những bình nguyên khô khan, không có
giới hạn nào cả, bao gồm những cánh đồng cỏ, những cánh đồng quán mộc…[46]Theo
A.O.Felipe (1965), những vùng đất rộng lớn, kể cả đồng bằng cũng như miền đồi
núi, bao phủ bởi cỏ địa phương được sử dụng cho chăn thả quảng canh được gọi là
bãi cỏ tự nhiên. Còn đồng cỏ nhân tạo được xây dựng lên để thay thế bãi cỏ tự
nhiên bằng cách trồng những loài cỏ có năng xuất và giá trị dinh dưỡng cao hơn
[49]. Đa số các tác giả cho rằng đồng cỏ (Grassland) là vùng đất được che phủ
bởi thảm cỏ liên tục, nơi có lượng mưa dao động từ 250 – 750 mm ở vùng ôn đới
và tới 1200 mm ở vùng nhiệt đới, cỏ sinh trưởng liên tục trong mùa sinh dưỡng,
ngừng sinh trưởng trong mùa khô… Ở Việt Nam, theo Trịnh Văn Thịnh (1974), cũng
có những đề nghị khác nhau: Danh từ “đồng cỏ” để chỉ những diện tích đồng cỏ
(vĩnh viễn hay tạm thời) còn những đất đai sử dụng để chăn thả súc vật (có
người đề nghị là chăn dắt) chủ yếu dựa vào cỏ tự nhiên thì gọi là bãi chăn [27]
... Theo Hoàng Chung (2006): Đồng cỏ là các sinh địa quần lạc, thảm thực vật
của nó được đặc trưng bởi các quần xã cỏ với độ khép tán lớn hay nhỏ và chủ yếu
là cỏ trung sinh nhiều năm, đôi khi là cỏ ẩm sinh, có sự ngừng sinh trưởng vào
mùa đông, thường mùa hè không biểu thị sự giảm sút rõ rệt, đất đa dạng về độ
ẩm, độ phì và hàm lượng muối [8].
Đồng cỏ Việt Nam phân bố rải rác ở khắp nơi, nhưng tập trung
nhiều nhất vẫn là trên các đồi núi và các cao nguyên của trung du và miền núi
(chiếm tới 10 triệu ha). Những khu vực có đồng cỏ tự nhiên với diện tích rộng
lớn không có nhiều lắm, đại diện là các đồng cỏ thuộc Mộc Châu và Mai Sơn (tỉnh
Sơn La), Lai Châu, Lạng Sơn đồng cỏ Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) và một số đồng cỏ
thuộc vùng Tây Nguyên. Các đồng cỏ khác thường có diện tích nhỏ từ vài chục đến
vài trăm ha. Các thảm cỏ tự nhiên thường xuất hiện trên đất xấu, cây quán mộc
nhiều, những khu vực này dùng từ “bãi chăn” có lẽ chính xác hơn [16]. Theo
Hoàng Chung (2004) thì đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam là loại hình thứ sinh, do
khai phá rừng mà thành [7], tuỳ theo mức độ bị tác động hàng ngày của con người
và gia súc mà nó biểu hiện ra ở các trạng thái khác nhau…
Đối với gia súc nhai lại thì thức ăn xanh đóng một vai trò
hết sức quan trọng vì trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng có thể chiếm từ
60-100% [15]. Đồng cỏ Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn xanh cho đàn
gia súc. Việc chăn nuôi chủ yếu nhốt trong chuồng không được thả gần như cả
ngày như ở các nước khác. Chiến lược phát triển 1 triệu tấn sữa năm 2010 là một
thách thức [42]. Đáp ứng nhu cầu thức ăn cho gia súc, một trong những vấn đề cơ
bản phải giải quyết khi muốn phát triển chăn nuôi là phát triển đồng cỏ, biện
pháp hợp lý và kinh tế nhất mà nhiều nước, kể cả các nước tiên tiến đang áp
dụng [10]. Trên thực tế hiện nay nguồn thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt
do đồng cỏ chăn thả dần bị thu hẹp lại nhường chỗ cho cây trồng khác. Bên cạnh
đó do chăn thả một cách bừa bãi không có kỹ thuật đã làm cho một số bãi chăn
trở thành đất trống, đồi trọc, không còn khả năng khai thác dẫn đến thiếu thức
ăn cho đàn gia súc, đặc biệt là về mùa đông [25]. Để giải quyết những khó khăn
về thức ăn cho đàn gia súc cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về
thành phần cây thức ăn gia súc ở vùng nhiệt đới như: Lê Sinh Tặng, Nguyễn Chính
(1959), Nguyễn Quang Ngọ, Lê Sinh Tặng (1964), Lê Sinh Tặng (1969), Trịnh Văn
Thịnh và các tác giả (1974), Điền Văn Hưng (1975), Nguyễn Đăng Khôi (1978,
1979, 1981), Võ Huy Giảng (1983), Dương Thành Liên (1981), Bùi Xuân An, Ngô Văn
Mậu (1981), bước đầu đã nêu lên được tập đoàn cây thức ăn gia súc. Một số tác
giả có đề cập đến vấn đề cải tạo đồng cỏ tự nhiên, sử dụng hợp lý hơn hay tạo
đồng cỏ trồng, nhập nội một số loài mới, phân tích thành phần dinh dưỡng của
một số loài cỏ ở nước ta như : Đoàn ẩn, Võ Văn Trị (1976), Hoàng Kim Nhuệ
(1979), Võ Văn Trị (1983), … [7].
Các thảm cỏ tự nhiên tồn tại trong vùng núi là loại hình thứ
sinh do tàn phá rừng hoặc nguyên sinh nhưng chỉ là giai đoạn đầu của quá trình
diễn thế, nên khi đưa vào sử dụng rất sớm bị thoái hóa. Vì vậy để phát triển
chăn nuôi miền núi cần phải trồng cỏ, đa phần các giống cỏ trồng là nhập nội,
đất trồng đa phần là đất nông nghiệp. Do vậy khi trồng phải tính toán đến hiệu
quả kinh tế về các mô hình sử dụng đất [43].
Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
Bài viết liên quan