[giaban]0.000 VNĐ[/giaban]
[kythuat]
[/kythuat]
[tomtat]
[tomtat]
Nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
MỞ
ĐẦU
1.1. Trong văn học đương đại Việt Nam, chưa có nhà văn nào
lại làm thiên hạ tốn bút mực như Nguyễn Huy Thiệp, ông đã làm cho dư luận phải
sôi lên, nóng bỏng không chỉ là sự quan tâm của dư luận trong nước mà cả dư luận
nước ngoài.
Các ý kiến tranh cãi về Nguyễn Huy Thiệp tuy có sự đối lập
nhưng dù phê bình hay ngợi khen thì giới phê bình, nghiên cứu đều phải thừa
nhận: Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng độc đáo. Nói như nhà nghiên cứu văn học Vương
Trí Nhàn trong bài "Tưởng tượng về Nguyễn Huy Thiệp" (Văn nghệ số 35-
36 ra ngày 20/8/1988) viết: "Nếu có một thứ quả bóng vàng hay là cây bút
vàng" dành để tặng cho các cây bút xuất sắc hàng năm, thì trong năm vừa qua
và cả đầu năm nay nữa - Người xứng đáng được giải trong văn xuôi ta, có lẽ là
Nguyễn Huy Thiệp [38, tr.405] hoặc nói như Phạm Xuân Nguyên trong lời giới
thiệu cuốn sách "Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp" thì "Nguyễn Huy Thiệp hai
lần lạ". Cái tạo nên chất "vàng" và "lạ" trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là: lối hành văn ngắn gọn, súc tích, nhịp điệu dồn
dập mang tính hiện đại, sự kết hợp giữa hiện thực và huyền thoại, tính nhiều
tầng, đa nghĩa...song đặc điểm cơ bản trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
là ông thường đề cập đến vấn đề con người, tính cách và số phận con người.
Chính vì vậy "hệ thống nhân vật" trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn đọc và giới phê bình văn học.
1.2. Bằng tài năng của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã đóng góp
rất nhiều khía cạnh mới cho truyện ngắn hiện nay ở Việt Nam: từ cách chọn đề
tài, cách dựng truyện, cách xây dựng nhân vật, lối hành văn ... song đặc điểm cơ
bản trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là ông thường đề cập đến vấn đề con
người, tính cách và số phận con người. Chính vì vậy "hệ thống nhân
vật" trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thu hút được sự chú ý của đông
đảo bạn đọc và giới phê bình văn học.
Trước đây đã có thời kỳ trong các sáng tác văn học của ta
khó tìm thấy một nhân vật xấu, những nhân vật có phẩm chất tốt đẹp có ở hầu hết
các trang văn, điều ấy là do lịch sử mang lại. Đến thời kỳ "đổi mới",
Nguyễn Huy Thiệp với một tư duy hiện đại, một cách viết độc đáo đã đưa đến cho
người đọc những nhân vật không còn "toàn thiện, toàn mỹ" nữa, con
người với tất cả sự phức tạp: xấu xa, hèn kém, đốn mạt đan cài với sự tốt đẹp,
nhiều khi ranh giới giữa xấu và tốt hết sức mong manh trong một con người được
nhà văn bộc lộ một cách tự nhiên trên trang giấy.
Đi sâu nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhằm làm rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật với những
nét mới mẻ, táo bạo là một trong những phương diện tạo nên sự thành công của nhà
văn.
1.3. Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi muốn qua nhà văn tiêu biểu này để thấy được
sự thay đổi của tư duy văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung và thể loại truyện
ngắn nói riêng từ sau đổi mới (1986). Đồng thời khẳng định vị trí và vai trò của
nhà văn trong công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam đương đại.
1.4. Truyện ngắn sống bằng nhân vật, một truyện ngắn thành
công thì điều đầu tiên để lại dấu ấn trong lòng độc giả chính là nhân vật. Đã
có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu xoay quanh thế giới nhân vật của
Nguyễn Huy Thiệp, nhưng chưa có một công trình nào đề cập đến một cách có hệ thống
"Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp". Do đó, luận văn sẽ khai thác làm rõ
và chỉ ra nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
Bài viết liên quan