Home
1-luan-an-thac-si
nong-lam-ngu
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc
[giaban]0.000 VNĐ[/giaban]
[kythuat]
[/kythuat]
[tomtat]
[tomtat]
Nghiên
cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống lúa chất lượng
cao tại huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc
MỞ
ĐẦU
Cây lúa (Oryza sativa L) là cây trồng có từ lâu đời và gắn
liền với quátrìn h phát triển của loài người. Có thể nói con đường lúa gạo là
một bộ lịch sử văn hoá của châu Á, từ rất xa xưa giữa các nước châu Á, Trung
cận đông và cả châu Âu đã có một số con đường giao lưu vật tư được khai thông
và lúa gạo cũng theo đó mà phát tán đi khắp nơi. Đến nay cây lúa đã trở thành
cây lương thực chính của Châu Á nói chung, người Việt Nam ta nói riêng và có vai
trò quan trọng trong nét văn hoá ẩm thực của dân tộc ta.
Ngày nay, cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì
nền nông nghiệp trên thé giới nói chung và nông nghiệp Việt Nam nói riêng có
những bước phát triển đáng kể. Theo thống kê của Tổ chức Nông nghiệp và lương thực
Liên Hợp Quốc thì diện tích trồng lúa trên thế giới không ngừng tăng lên. Tổng
diện tích cho trồng lúa hiện nay có khoảng gần 154 triệu ha. Tổng sản lượng lúa
gạo đạt trên 615 triệu tấn, cung cấp cho cả dân số thế giới.
Từ khi giành được độc lập (1945) đến nay, diện tích trồng
lúa của nước ta không ngừng được mở rộng, năng suất ngày một tăng. Trong những
năm gần đây, nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng được áp dụng đã mang lại
hiệu quả hết sức to lớn cho sản xuất nông nghiệp. Châu Á là vùng đất chật người
đông, trình độ dân trí chưa cao, đa số các nước châu Á sống nhờ lúa gạo. Sau
cách mạng xanh, nhiều nước đang từ thiếu đói trở thành nước xuất khẩu lúa gạo
lớn trên thế giới như Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ… Nước ta từ một nước thiếu đói
trở thành nước có sản lượng lúa gạo xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới ( sau Thái
Lan), là một thành công lớn của nông nghiệp Việt Nam. Mặc dù số lượng sản xuất
ra nhiều, nhưng giá thành lại thấp. Một trong những nguyên nhân khiến giá gạo Việt
Nam thấp là do chất lượng gạo của chúng ta còn kém hơn so với các nước khác.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng có nhiều thay đổi, chuyển từ chỗ
“ăn no” sang “ăn ngon”. Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng các giống lúa chất
lượng cao vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nứơc và xuất khẩu là
rất cần thiết.
Vĩnh Phúc là tỉnh trung du thuộc khu vực đông bắc bộ, với
diện tích tự nhiên là 137.224,14 ha bao gồm 9 huyện, thị là: thành phố Vĩnh
Yên, thị xã Phúc Yên, và các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên,
Mê Linh, Yên Lạc, Vĩnh Tường. Diện tích đất nông nghiệp của cả tỉnh là 94.445,48
ha, chiếm 66,77% tổng diện tích đất tự nhiên. Vĩnh Phúc giáp với Phú Thọ, Thái
Nguyên, Hà Nội, thuận lợi về giao thông và phát triển nông nghiệp.[7]
Vĩnh Tường là huyện có 100% đất đồng bằng của tỉnh, với điều
kiện đất đai thích hợp cho trồng lúa và rau màu. Có thể nói Vĩnh Tường là vựa
lúa của tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Vĩnh Tường có địa hình bằng phẳng, đất đai màu
mỡ, đường giao thông đi lại thuận tiện, lại gần với thành phố Việt Trì ( Phú
Thọ), và thành phố Vĩnh Yên, đồng thời có trung tâm buôn bán lớn của tỉnh là
thị trấn Thổ Tang, do vậy rất thuận lợi cho việc xây dựng vùng sản xuất hàng
hoá chất lượng cao ở đây.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 14.189,98 ha, trong
đó đất nông nghiệp là 9.284,97 ha (chiếm 65%) và chủ yếu là diện tích cấy lúa.
Năm 2007 diện tích cấy lúa vụ xuân là 6.574 ha, vụ mùa là 5.860 ha .[7]
Cơ cấu giống lúa chủ yếu của tỉnh hiện nay vẫn là Khang Dân
18, Q5, Bồi Tạp Sơn Thanh, HT1, diện tích cấy lúa HT1 trong 3 năm gần đây tăng lên
đáng kể, hiện đang được mở rộng diện tích ở cả vụ xuân và vụ mùa. Do nhu cầu
của người dân hiện nay là các giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày, cấy được 2
vụ trong năm để có thể trồng cây vụ đông nên việc chọn lọc tìm ra những giống
lúa có chất lượng như HT1 hoặc cao hơn là rất cần thiết cho huyện Vĩnh Tường
nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
UBND tỉnh đã có nhũng chủ trương để phát triển nông nghiệp
một cách bền vững, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập cho nông dân
trên một đơn vị diện tích, thực hiện thành công chủ trương chuyển dịch cơ cấu
cây trồng trong vụ xuân, vụ mùa tiến tới khai thác các cây trồng vụ đông, xây dựng
thành công mô hình những cánh đồng đạt và vượt 50 triệu đồng trên 1 ha theo phong
trào thi đua mà ngành nông nghiệp phát động.
Để thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, huyện Vĩnh Tường đã
chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất
lượng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, góp phần cung cấp
lượng lúa gạo chất lượng phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ. Dựa vào tình hình thực
tế của địa phương và những chủ trương, chính sách của Đảng đề ra, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
sinh trưởng, năng suất phẩm chất của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện
Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc”.
Xem
online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
Bài viết liên quan