[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng tạo đa bội thể ở cây cam quýt (Rutaceae)

[/kythuat]
[tomtat]
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng tạo đa bội thể ở cây cam quýt (Rutaceae)
MỞ ĐẦU
Nghề trồng cây ăn quả hiện nay đã trở thành một ngành kinh doanh quan trọng ở nhiều nước thế giới như Trung Quốc nổi tiếng thế giới với quả táo Tàu; Ấn Độ xuất khẩu xoài; Italy và Tây Ban Nha xuất khẩu chanh; Isaren, Ai Cập, Ma Rốc xuất khẩu cam; Equado, Philippin xuất khẩu chuối… Sản phẩm tươi và chế biến từ quả đã mang lại nguồn thu đáng kể [28].
Người làm vườn cũng đã hiểu rõ trồng cây ăn quả là một nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa có thu nhập ổn định, bảo vệ tài nguyên môi trường, đặc biệt là vùng đất dốc, vùng đồi núi... Hiện nay phong trào trồng cây ăn quả tăng nhanh và có chiều hướng phát triển mạnh, cây ăn quả cùng với một số cây công nghiệp, cây đặc sản đang được đánh giá là cây trồng quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái ở các tỉnh trung du miền núi [3], [28].
Các loài cây cam, quýt chanh, bưởi... là những loài cây có giá trị dinh dưỡng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loài cam quýt đang được trồng trên thế giới cho quả với các vị đặc trưng như: chua, vị ngọt và chua nhẹ, ngọt và rất ngọt đáp ứng được nhu cầu thị hiếu rất khác nhau của người tiêu dùng ở mọi độ tuổi, sản phẩm quả dùng làm thức ăn bồi bổ sức khoẻ, cho ăn kiêng, làm vị thuốc [3]. Tuỳ từng loại, quả cam quýt có các thành phần dinh dưỡng khác nhau, hàm lượng đường tổng số vào khoảng 6 đến hơn 10% (trừ các loại quả chua như chanh... ), đạm từ 0,6 - 0,9%, chất béo khoảng 0,1 - 0,2%, vitamin C khoảng 50- 100 mg / 100g quả tươi, axit hữu cơ 0,4 - 0,6% [53]. Ngoài ra cam quýt còn có nhiều loại vitamin khác như B1, E... nhiều loại khoáng như Ca, Fe, Zn... và khoảng 15 loại axit amin tự do khác nhau.
Việt Nam được xác định là quê hương của cam quýt, ngoài những giống cam quýt địa phương, nhập nội, hiện nay còn tìm thấy nhiều loài hoang dại thuộc họ cam quýt . Nghề trồng cam quýt đã tồn tại hàng trăm năm nay ở Việt Nam, trong quá trình sản xuất chọn lọc tự nhiên, một số giống địa phương và giống nhập nội đã trở thành nổi tiếng và gắn liền với từng địa danh như cam Bố Hạ, cam Xã Đoài, cam Sông Con, cam Vân Du, bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng... hiện nay cam quýt trở thành một trong những cây ăn quả chủ yếu ở Việt Nam và được trồng ở nhiều vùng sinh thái với bộ giống gồm khoảng trên 70 giống khác nhau [11], [27], [28].
Cùng với việc phát triển mạnh của nghề trồng cam quýt trên thế giới và trong nước các nghiên cứu nhằm cải tạo giống, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng chế biến của cam quýt được đầu tư nghiên cứu. Trong đó việc chọn tạo quả không hạt là nghiên cứu quan trọng đang được xác định là những nghiên cứu ưu tiên ở cây cam quýt.
Có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau để đạt được mục tiêu chọn tạo quả không hạt như: chọn tạo theo hướng bất dục đực, bất dục cái, bất dục cả đực và cái, hiện tượng bất hòa hợp…[8]. Một trong hướng nghiên cứu chọn tạo quả không hạt hiện nay là việc tạo ra các dòng đa bội để chọn giống không hạt (thể tam bội, dị bội…) hoặc làm vật liệu lai tạo các dòng không hạt (thể tứ bội…). Phạm vi của đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng tạo đa bội thể ở cây cam quýt (Rutaceae)”. Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm kiến thức trong chọn tạo giống cam quýt nói chung và cây ăn quả nói riêng.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan