[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Nghiên cứu tình trạng suy giảm chức nặng thận ở bệnh nhân suy tim mãn tính điều trị tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên

[/kythuat]
[tomtat]
Nghiên cứu tình trạng suy giảm chức nặng thận ở bệnh nhân suy tim mãn tính điều trị tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng quả tim dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu). Suy tim có thể tiến triển không ngừng và điều trị suy tim cũng thay đổi tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh [4]. Hiện nay, suy tim mạn tính là một tình trạng rất thường gặp trong lâm sàng Nội khoa. Mặc dù gần đây đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng sự tiến triển và tiên lượng của suy tim mạn tính vẫn còn là một thách thức.
Các nghiên cứu ở nước ngoài gần đây cho thấy ở hơn 1/3 các bệnh nhân suy tim mạn tính có kèm theo hiện tượng suy giảm chức năng thận, người ta cũng nhận thấy có mối liên quan rõ rệt giữa suy thận với các biến cố tim mạch và tử vong do các nguyên nhân tim mạch. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, rối loạn chức năng thận là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với tử vong ở các bệnh nhân suy tim mạn tính tại bệnh viện. Mối liên quan giữa rối loạn chức năng thận với tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân suy tim thậm chí còn chặt chẽ hơn so với các yếu tố nguy cơ đã được xác định như: độ suy tim NYHA và phân số tống máu thất trái (EF) trên siêu âm tim [27], [16].
Tác giả Hillege đã nhận thấy, nguy cơ tử vong do tim mạch hoặc phải nhập viện vì các đợt suy tim nặng đều có tăng cao ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân có mức lọc cầu thận <60 ml/ph/1,73m2 da so với nhóm có mức lọc cầu thận ≥ 60 ml/ph/1,73m2 da ở bất kể phân số tống máu bình thường hoặc giảm [28].
Ngiên cứu của Shlipak cũng nhận thấy ở bệnh nhân suy tim có mức lọc cầu thận càng thấp thì nguy cơ tử vong càng cao, nhất là ở các bệnh nhân có có mức lọc cầu thận < 50 ml/ph/1,73m2 da [50].
Nghiên cứu của Waldum và cộng sự tiến hành trên 3.605 bệnh nhân suy tim, sử dụng công thức ước tính mức lọc cầu thận thấy mức lọc cầu thận < 60 ml/ph/1,73m2da là 44,9% [62].
Rusinaru cùng cộng sự nghiên cứu được tiến hành trên 358 bệnh nhân STMT và theo dõi trong 7 năm, tính theo công thức “4-v MDRD” thấy tỷ lệ bệnh nhân có mức lọc cầu thận < 60 ml/ph/1,73m2 da là 53% và suy giảm mức lọc cầu thận là yếu tố dự báo mạnh về tỷ lệ tử vong [44].
Nghiên cứu của Scrutino và cộng sự năm 2010 cho thấy một tỷ lệ khá lớn ở bệnh nhân suy tim mạn tính có suy giảm chức năng thận mặc dù creatinin trong huyết thanh bình thường [48].
Mặc dù tình trạng suy thận ở bệnh nhân suy tim mạn tính là phổ biến nhưng trên lâm sàng vẫn chưa được quan tâm đầy đủ về các vấn đề này. Để giúp bác sỹ lâm sàng có cảnh báo về tình trạng suy thận và giúp cho việc điều trị và tiên lượng bệnh nên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình trạng suy giảm chức năng thận ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên” nhằm mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình trạng suy giảm chức năng thận ở bệnh nhân suy tim mạn tính dựa vào ước tính mức lọc cầu thận theo công thức 4 - v MDRD.
2. Nghiên cứu mối liên quan giữa suy giảm chức năng thận với một số biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan