[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thái Nguyên

[/kythuat]
[tomtat]
Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
Phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và đất nước, bởi đây là khu vực sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu nuôi sống con người. Mặt khác, đây còn là lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm tổng hợp các ngành, với một môi trường gồm nhiều hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra mà nội dung cốt lõi là xác định và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông thôn, hơn nữa hiện nay thu nhập bình quân của dân cư nông thôn còn rất hạn chế (Đối với Thái Nguyên, năm 2006 đạt 459,4 nghìn đồng/người/tháng, bằng 53% khu vực thành thị), muốn đưa nông thôn trở nên giàu có, theo kịp sự phát triển của đô thị thì không có cách nào khác là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một cơ cấu kinh tế nông thôn tốt, hợp lý sẽ có các bộ phận, các phân hệ được kết hợp với nhau một cách hài hoà, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên của đất nước, làm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, có nhịp độ tăng trưởng và phát triển ổn định, góp phần xoá đói giảm nghèo, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn, nâng cao trình độ, mức sống văn hoá, tinh thần của dân cư nông thôn, giữ gìn các giá trị văn hoá, tinh thần tích cực ở nông thôn. Song để đạt được mục tiêu này chúng ta phải tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, về công nghệ và thiết bị để hiện đại hoá sản xuất tạo ra mức tăng trưởng nhanh hơn, đồng thời tạo ra việc làm với thu nhập cao hơn cho số lao động dôi dư và mới tăng thêm ở nông thôn. Kinh nghiệm cũng như thực tiễn cho thấy chỉ có bằng con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn muốn có hiệu quả phải không được tách rời với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đồng thời công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cũng phải bao gồm cả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đó là hai quá trình có quan hệ tương hỗ với nhau.
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trong những năm qua đã thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và thu được những kết quả bước đầu, song so với mục tiêu đặt ra chưa đạt được như mong muốn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, cơ cấu còn bất hợp lý, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (cuối năm 2006 bằng 24,6% trong GDP của tỉnh), chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn chưa thực sự gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh cũng như lợi thế về đất đai, khí hậu của tỉnh. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thái Nguyên”.

Xem online tài liệu bị lỗi các bạn nên down về
[/tomtat]

Bài viết liên quan