[giaban]0.000 VNĐ[/giaban] [kythuat]
Xây dựng thực đơn mẫu cho trẻ 3-5 tuổi

[/kythuat]
[tomtat]
Xây dựng thực đơn mẫu cho trẻ 3-5 tuổi
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng là vấn nạn y tế cộng đồng, trên thế giới hiện nay có khoảng 200 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị đói và suy dinh dưỡng, phần lớn tập trung ở các nước Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh [1]. Trẻ suy dinh dưỡng sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng học tập, lao động sáng tạo, suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của từng quốc gia [2]. Một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng đó là dinh dưỡng không hợp lý bao gồm cả thiếu và thừa dinh dưỡng [3]. Với mỗi bữa ăn trẻ được ăn no, đó là điều cơ bản nhất, nhưng còn một điều kiện không thể thiếu được, đó là trong các bữa ăn, cần phải đủ các chất dinh dưỡng khác nhau. Không chỉ đủ mà còn đòi hỏi có sự cân đối giữa các chất dinh dưỡng với nhau, sự thiếu hay thừa một chất dinh dưỡng này sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng khác. Có như vậy bữa ăn mới làm tròn chức năng của nó là cung cấp nguyên liệu cho mọi hoạt động và sự phát triển của cơ thể [4]. Thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về các chất dinh dưỡng cho trẻ có vị trí quan trọng, quyết định sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ với các bữa ăn hàng ngày đủ dinh dưỡng, cơ thể trẻ sẽ có điều kiện phát triển tốt khỏe mạnh.
Khác với những trẻ dưới 3 tuổi, trẻ ở lứa tuổi tiền học đường (từ 3 đến 5 tuổi) chế độ ăn uống của trẻ ít được quan tâm hơn, các cơ quan chức năng trong cơ thể ngày càng hoàn thiện dần đặc biệt là cơ quan tiêu hóa, các loại thức ăn của trẻ ngày càng phong phú hơn và cơ cấu bữa ăn gần giống với bữa ăn của người lớn, mặt khác, lứa tuổi này là giai đoạn quan trọng để hình thành các tập quán ăn uống, do đó thái độ của cha mẹ của các cô giáo và khẩu phần ăn ở trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng trẻ. Theo Cristofaro và cộng sự, chế độ ăn thiếu cả về số lượng và chất luợng ở các trường mẫu giáo ảnh hưởng nhiều đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ [5]. Darnton-Hill cho thấy tăng năng lượng khẩu phần, ăn nhiều mỡ và tiêu thụ nhiều thức ăn ở lứa tuổi này là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân và béo phì [6]. Một loạt các nghiên cứu khác nhau trên thế giới trong vài thập kỷ qua đã cho thấy, ở các nơi có tổ chức bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng tại trường học sẽ khác biệt rất nhiều với các trường tương tự nhưng không có bữa ăn hợp lý, sự khác biệt đó thể hiện ở chỗ: nhờ bữa ăn cân đối, tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện, tầm vóc phát triển tốt hơn, do trẻ khỏe mạnh hơn nên số ngày nghỉ học vì bệnh tật cũng giảm, chất lượng học tập được tăng thêm [7,8,9,10,11,12,13].
Ở Việt Nam, do triển khai chương trình “Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em” trong những năm qua, đã được Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc đánh giá cao, là nước duy nhất trong số các nước phát triển đạt gần mức giảm suy dinh dưỡng theo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ [14]. Nhưng với tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 21,2% và 29,6% thể thấp còi như hiện nay, vẫn còn khá cao so với khu vực. Con số đó trông đợi rất nhiều vào những chương trình nâng cao thể lực ở cấp quốc gia, trong đó, bữa ăn học đường là một yêu cầu bức thiết góp phần nâng cao thể lực, cải thiện giống nòi. Tuy nhiên, trong khi chưa có một chương trình hoàn chỉnh về dinh dưỡng, các trường học, các cơ cơ quan chức năng trong điều kiện có thể, cần nỗ lực chấn chỉnh bữa ăn tại các trường học, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng dinh dưỡng cho các em.
Xuất phát từ lý do đó, trong khuôn khổ chương trình “Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (PEM)”, Ban giám đốc Viện dinh dưỡng, Ban điều hành chương trình PEM đã chỉ đạo xây dựng một bộ thực đơn mẫu cho trẻ 3-5 tuổi, sao cho trẻ có những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng được nhu cầu phát triển. Khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề là đơn vị được chỉ định, chịu trách nhiệm xây dựng bộ thực đơn này…
[/tomtat]

Bài viết liên quan